Đặc biệt, TP Hồ Chí Minh đã tiên phong thực hiện chương trình này và đến nay mô hình BOTT đã được nhân rộng, lan tỏa ra nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
TP Hồ Chí Minh trong những năm 2000, điều kiện nguồn cung hàng hóa chưa bền vững, hệ thống hạ tầng thương mại chưa hoàn thiện, ý thức văn minh thương mại chưa cao… đã tạo cơ hội cho các đối tượng đầu cơ, găm hàng trục lợi, tạo ra những đợt khan hiếm hàng hóa, gây sốt giá, đặc biệt trong các dịp lễ, Tết. Tình trạng này đã tác động tiêu cực đến sự ổn định của thị trường, gây thiệt hại cho người tiêu dùng (NTD), ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội của Thành phố, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến đời sống người lao động thu nhập thấp.
Trong bối cảnh đó, chương trình “bình ổn giá hàng hóa” được UBND TP Hồ Chí Minh bắt đầu thực hiện trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Ngọ năm 2002 với số vốn bình ổn chỉ 45 tỷ đồng và được giao cho 2 doanh nghiệp (DN) thực hiện trong thời gian 3 tháng. Nguồn vốn ứng cho DN dùng để thu mua, dự trữ các mặt hàng thiết yếu, cung ứng cho thị trường, hạn chế tình trạng khan hiếm hàng hóa, biến động giá trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, để ổn định tâm lý NTD. Đến năm 2012, vốn để thực hiện chương trình đã tăng lên 412 tỷ đồng và từ năm 2013 Thành phố không còn sử dụng vốn ngân sách. Từ 2 DN lúc đầu triển khai chương trình, đến nay đã có 69 DN và 12 tổ chức tín dụng tham gia, trong đó có nhiều đơn vị quy mô lớn, thương hiệu mạnh và các hệ thống phân phối hiện đại.
Hiện nay, tổng sản lượng hàng BOTT chiếm lĩnh thị phần cao, đủ sức điều tiết thị trường và sẵn sàng can thiệp, bổ sung nguồn cung khi có hiện tượng khan hàng, sốt giá. Đặc biệt, giá hàng hóa trong chương trình BOTT luôn thấp hơn giá thị trường từ 5-10%, trên địa bàn Thành phố hiện đang có 10.983 điểm bán hàng BOTT. Đến nay, phần lớn DN BOTT đều xây dựng các chuỗi liên kết hoàn chỉnh, hình thành vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài tại các tỉnh, thành.
Nhìn lại chặng đường phát triển của chương trình BOTT, bà Phan Thị Thắng - Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định, chương trình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ổn định giá cả hàng hoá nhờ triển khai hiệu quả, đồng bộ các nhóm giải pháp, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, xử lý, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng khan hàng, sốt giá. Qua đó góp phần ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát; chỉ số CPI của Thành phố thường xuyên ở mức thấp hơn bình quân cả nước. Tuy nhiên, để chương trình đạt được hiệu quả hơn nữa, bà Thắng đề nghị Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh phối hợp với các sở, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội DN, Hiệp hội ngành nghề, Hội hàng Việt Nam chất lượng cao, tăng cường hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, thông qua việc phối phợp tổ chức phiên chợ hàng Việt, đưa hàng Việt về nông thôn,... gắn kết các hoạt động của chương trình BOTT với các chương trình Tuần hàng Việt, Tháng hàng Việt của địa phương...
“Chương trình BOTT qua 20 năm đã trở thành một điểm sáng, một chương trình xây dựng thương hiệu của TP Hồ Chí Minh”, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh khẳng định. Để tiếp tục phát huy thành công hơn nữa của chương trình BOTT trong thời gian tới, ông Phan Văn Mãi nêu ra những việc cần phải làm: Thứ nhất, cố gắng triển khai và thực hiện tốt các quy chế; Thứ 2, xác định hạn chế đầu tiên trong chương trình BOTT 20 năm qua là chưa hình thành được nhiều các vùng chuyên canh gắn kết với quá trình tiêu thụ sản phẩm tại các tỉnh, thành địa phương.
Vậy sắp tới phải tiếp tục phối hợp với các địa phương triển khai chương trình không chỉ đơn giản là vùng nguyên liệu, mà liên kết chặt chẽ giữa TP Hồ Chí Minh và các địa phương ở tất cả các khâu…; Thứ 3, các cơ quan được giao chủ trì phối hợp chính triển khai chương trình này, tiếp tục tham mưu để có những cơ chế chính sách đủ lớn, đủ mạnh, để hỗ trợ DN, để điều phối được hoạt động này tốt hơn; Thứ 4, các DN chú ý phát triển kinh tế tuần hoàn, đẩy mạnh chuyển đổi số trong DN mình, quan tâm xây dựng văn hóa DN để cạnh tranh tốt ngay tại thị trường trong nước và hội nhập. Đây là xu hướng mà DN cần quan tâm.
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng dù đã đạt hơn 90% khối lượng nhưng do những khó khăn vướng mắc nên phải chờ Chính phủ gỡ vướng.
ACV cho rằng việc đầu tư đường cất hạ cánh số 2 giúp nâng cao năng lực khai thác hệ thống sân đường khu bay, đảm bảo an toàn và khai thác hiệu quả các công trình đã đầu tư thuộc dự án sân bay Long Thành.
Quý 3 vừa qua, giá căn hộ chung cư mở bán mới tại TP.HCM trung bình giảm 12% xuống còn 68 triệu đồng/m2.
Đại diện Sở GTVT, TP.HCM cho biết giải pháp làm đường trên cao là một trong những phương án hiệu quả nhằm giảm ùn tắc và kẹt xe tại TP.HCM trong giai đoạn hiện nay.
Ảnh hưởng kinh tế khó khăn, nhiều cơ sở kinh doanh tại một số tuyến đường trung tâm quận 1 TP.HCM đã phải trả mặt bằng. Nhưng điều này không cũng kéo giảm giá thuê xuống quá nhiều.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị - dịch vụ Long Thành tại huyện Long Thành.