Thứ sáu, 03/05/2024

Công tác di dời nhà trên kênh rạch tại TP.HCM đang "dậm chân tại chỗ" vì đói vốn

04/11/2023 8:34 AM (GMT+7)

Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng nguyên nhân chính khiến công tác di dời nhà trên và ven kênh rạch còn khá khiêm tốn, chậm tiến độ vì không có nguồn vốn. Đa số các dự án chỉ dừng lại ở công tác chuẩn bị đầu tư và bồi thường.

Hiện nay, TP.HCM còn số lượng lớn nhà trên và ven kênh rạch. Trong đó, nhiều căn nhà đã xuống cấp, lụp xụp, không đảm bảo điều kiện sống, vệ sinh an toàn môi trường. Điều đáng nói, đây là nơi cư ngụ của rất nhiều gia đình 3-4 thế hệ sống chen chúc.

Anh N.Tâm (34 tuổi, sống tại khu vực cầu kênh Xáng, quận 8) cho biết cuộc sống ven kênh rạch rất bất tiện. Các điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, rác thải xung quanh tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Mặc khác, mỗi khi mưa lớn hoặc thủy triều dâng cao thì nước ngập vào nhà gây hư hỏng đồ đạc, dễ lan truyền mầm bệnh và gây ảnh hưởng sinh hoạt.

Theo đó, việc di dời nhà trên và ven kênh, rạch để chỉnh trang và phát triển đô thị là yêu cầu cấp thiết được lãnh đạo thành phố đề ra. Tuy nhiên, tại báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện kế hoạch thực hiện chỉnh trang và phát triển đô thị trên địa bàn giai đoạn 2021 – 2025 và các năm tiếp theo, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết tình hình di dời nhà trên và ven kênh, rạch tại địa phương còn khá chậm.

Công tác di dời nhà trên kênh rạch tại TP.HCM đang "dậm chân tại chỗ" vì đói vốn - Ảnh 1.

TP.HCM còn hàng ngàn nhà trên và ven kênh rạch. Ảnh: Gia Linh

Theo đó, với nhóm dự án sử dụng vốn ngân sách, TP.HCM đặt ra chỉ tiêu bồi thường, di dời 6.500 căn, tập trung thực hiện 2 nhóm ưu tiên thuộc 17 dự án. Tuy nhiên, kết quả đến hết quý II/2023 mới bồi thường, di dời được 657/6.500 căn.

Đối với dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách, Sở Xây dựng cho biết Quyết định 3837/QĐ-UBND ngày 10/11/2021 không đề ra chỉ tiêu hoàn thành bồi thường, di dời mà giao các sở ngành, quận huyện tập trung hoàn tất thủ tục chuẩn bị, mời gọi đầu tư để sớm đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án trong giai đoạn sau năm 2025. Tuy nhiên, hiện chưa có nhà đầu tư quan tâm, lập đề xuất trình phê duyệt chủ trương đầu tư để làm cơ sở cho thành phố tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án.

Sở Xây dựng TP.HCM đánh giá, kết quả di dời nhà trên và ven kênh rạch còn khiêm tốn, chậm tiến độ theo kế hoạch đã đề ra, chủ yếu tập trung ở các dự án sử dụng vốn ngân sách nhưng đa số cũng chỉ dừng lại ở công tác chuẩn bị đầu tư và bồi thường, trong khi chưa kêu gọi được dự án án vốn ngoài ngân sách.

Nguyên nhân chủ yếu hiện nay là do thành phố đang hạn chế ưu tiên vốn cho các dự án không có mặt bằng sạch hoặc các dự án có nhiều vướng mắc trong công tác bồi thường nên đa số các dự án chưa được bố trí vốn hoặc giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư.

Hiện nay, chỉ có 7 dự án đang được tiếp tục bố trí vốn; cho thấy khả năng cân đối ngân sách của thành phố và việc bổ sung nguồn vốn cho các dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch từ nay đến năm 2025 là rất hạn chế, dẫn đến chỉ tiêu bồi thường, di dời 6.500 căn nhà trên và ven kênh rạch đã được đặt ra tại Quyết định 3837/QĐ-UBND là rất khó khả thi.

Công tác di dời nhà trên kênh rạch tại TP.HCM đang "dậm chân tại chỗ" vì đói vốn - Ảnh 2.

Công tác di dời nhà trên và ven kênh rạch tại TP.HCM còn chậm. Ảnh: Gia Linh

Ngoài ra, đa số các dự án bồi thường đều có pháp lý nhà, đất phức tạp không được quy định rõ trong chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư (như nhà không có pháp lý về quyền sử dụng đất, nhà lấn chiếm, 1 phần trên đất, 1 phần trên kênh rạch...) dẫn đến việc hiệp thương, bồi thường chậm, làm dự án kéo dài.

Bên cạnh đó là vướng mắc trong xử lý, sắp xếp nhà đất công trong các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách. Hầu hết các tuyến kênh rạch hiện nay đều có một phần là đất công hoặc đất do nhà nước trực tiếp quản lý (cơ sở mặt bằng nhà xưởng, đất đường giao thông, mương ao nước...).

Từ đó, để đẩy nhanh tiến độ di dời nhà trên và ven kênh rạch, lãnh đạo Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu, bố trí nguồn vốn thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách.

Ngoài ra, Sở Xây dựng còn đề xuất giải pháp cho tất cả các đối tượng là hộ gia đình đang có nhà trên và ven kênh rạch được thuê nhà ở xã hội (hoặc thuê mua tùy khả năng) để người dân ổn định cuộc sống.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bất động sản Phát Đạt bị thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Bất động sản Phát Đạt bị thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Ủy ban Nhân dân TP.HCM vừa quyết định thu hồi dự án nhà thi đấu thể thao Phan Đình Phùng từ Phát Đạt để chuyển sang hình thức đầu tư công do công ty này chưa thể triển khai thi công.

Bất động sản giáp ranh TP.HCM tiếp tục hưởng lợi từ hạ tầng

Bất động sản giáp ranh TP.HCM tiếp tục hưởng lợi từ hạ tầng

Khu vực giáp ranh TP.HCM đang hưởng lợi rất lớn từ hạ tầng, giao thông. Đây là trợ lực quan trọng giúp các doanh nghiệp dịch chuyển xu hướng đầu tư, phát triển sản phẩm nhà ở khu vực tiệm cận.

Lộ diện khu vực phía Nam Hà Nội đang là đích ngắm mới của người mua bất động sản

Lộ diện khu vực phía Nam Hà Nội đang là đích ngắm mới của người mua bất động sản

Thường Tín vốn là cái tên không được nhắc đến trong những cơn sốt trước thì nay bỗng bật dậy như một vùng đất tiềm năng khi chuẩn bị lên quận cùng hàng loạt quy hoạch lớn.

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Thị trường nhà ở phía Nam bắt đầu đón nhận những tín hiệu tín hiệu tích cực nhờ động thái mới của các chủ đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm đảm bảo pháp lý.

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị phối hợp, tăng cường chế độ hậu kiểm người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội để hạn chế phát sinh tiêu cực.

Dư nợ tín dụng bất động sản đạt hơn 1,11 triệu tỷ đồng

Dư nợ tín dụng bất động sản đạt hơn 1,11 triệu tỷ đồng

Tính đến 28/2/2024 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.113.673 tỷ đồng.