Theo đó, UBND TP.Đà Nẵng vừa giao Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố tổ chức thực hiện đấu giá Quyền sử dụng đất đối với 66 lô đất ở chia lô trên địa bàn.
Trong đó ở địa bàn quận Cẩm Lệ có 3 lô, huyện Hòa Vang 6 lô, quận Sơn Trà 13 lô và quận Ngũ Hành Sơn 44 lô.
Trong đó, lô đất có giá khởi điểm cao nhất là khu đất nằm ở đường Minh Mạng (quận Ngũ Hành Sơn) thuộc Khu dân cư phía Bắc bến xe Đông với diện tích 99,8m2 có giá khởi điểm gần 75 triệu đồng/1m2, tiếp đến là khu đất nằm ở ngã tư đường Phạm Văn Xảo và Hồ Sỹ Phấn (quận Sơn Trà) có giá hơn 65,5 triệu đồng/1m2 và thấp nhất là các lô đất khu Tái định cư Khái Tây 2 (quận Ngũ Hành Sơn) với giá khởi điểm hơn 21 triệu đồng/1m2.
Đà Nẵng đấu giá 66 lô đất chia lô dự kiến thu về gần 500 tỷ đồng
Đặc biệt, tại quận Ngũ Hành Sơn khu vực 2 mặt tiền đường Võ Chí Công giao đường Lưu Đình Chất sẽ tổ chức đấu giá 30 lô đất liền kề, diện tích mỗi lô đất rộng 105m2 với giá khởi điểm hơn 47 triệu đồng/1m2.
Dự kiến, việc đấu giá thành công 66 lô đất nêu trên sẽ mang về cho ngân sách Đà Nẵng số tiền trên dưới 500 tỷ đồng.
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường TP.Đà Nẵng, trong năm 2025, Đà Nẵng dự kiến tổ chức đấu giá 16 khu đất lớn và 269 lô đất ở. Nếu đấu giá thành công, ngân sách Đà Nẵng sẽ có thêm gần 11.000 tỷ đồng từ việc đấu giá này.
Cũng theo Sở Nông nghiệp và Môi trường TP.Đà Nẵng, số tiền đấu giá đất tại thành phố tăng đều qua các năm qua.
Trong năm 2022 đấu giá thành công 5 khu đất thương mại dịch vụ, thu hơn 229 tỷ đồng. Ngoài ra, đấu giá thành công 5 lô đất ở, thu hơn 28 tỷ đồng.
Trong năm 2023 đấu giá thành công 4 khu đất thương mại dịch vụ, thu hơn 260 tỷ đồng. Đấu giá thành công 2 lô đất ở, thu hơn 10 tỷ đồng.
Trong năm 2024 thành phố Đà Nẵng đấu giá 33 khu đất lớn. Hiện đã đấu giá thành công 5 khu, thu hơn 55 tỷ đồng. Về đất ở, đã đấu giá thành công 46/120 lô, thu hơn 265 tỷ đồng.
Trước bối cảnh nguồn cung nhà ở trên thị trường khan hiếm, TP.HCM vừa triển khai thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận quyền sử dụng đất.
Dự án Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa đã nằm bất động hơn 30 năm qua. Để hồi sinh dự án này, UBND TP.HCM vừa chấp thuận chủ trương điều chỉnh tổng thể đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000.
Trong bối cảnh nguồn cung nhà ở xã hội tại TP.HCM hạn chế, UBND TP.HCM vừa đề xuất cho phép chủ đầu nhà ở thương mại không phải bố trí quỹ đất 20% của dự án.
Hà Nội chính thức phê duyệt phương án xây dựng tuyến đường rộng 25m, 4 làn đường kết nối đường Chiến Thắng kéo dài với đường Nguyễn Xiển - Xa La, góp phần giảm ùn tắc giao thông khu vực phía Nam.
Giai đoạn 2021 – 2030, TP.HCM sẽ quy hoạch bổ sung 14 khu công nghiệp mới với tổng diện tích 3.833 ha, tập trung phát triển theo mô hình khu công nghiệp chất lượng cao.
Trước bối cảnh nguồn cung nhà ở trên thị trường khan hiếm, TP.HCM vừa triển khai thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận quyền sử dụng đất.
Dự án Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa đã nằm bất động hơn 30 năm qua. Để hồi sinh dự án này, UBND TP.HCM vừa chấp thuận chủ trương điều chỉnh tổng thể đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000.
Trong bối cảnh nguồn cung nhà ở xã hội tại TP.HCM hạn chế, UBND TP.HCM vừa đề xuất cho phép chủ đầu nhà ở thương mại không phải bố trí quỹ đất 20% của dự án.
Hà Nội chính thức phê duyệt phương án xây dựng tuyến đường rộng 25m, 4 làn đường kết nối đường Chiến Thắng kéo dài với đường Nguyễn Xiển - Xa La, góp phần giảm ùn tắc giao thông khu vực phía Nam.
Giai đoạn 2021 – 2030, TP.HCM sẽ quy hoạch bổ sung 14 khu công nghiệp mới với tổng diện tích 3.833 ha, tập trung phát triển theo mô hình khu công nghiệp chất lượng cao.