Ngày 15/3, Sở Xây dựng Đà Nẵng cho hay, đơn vị vừa có Công văn gửi UBND các quận, huyện; Trung tâm Quản lý và Khai thác nhà Đà Nẵng; các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn TP yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm hành chính về quản lý, sử dụng nhà ở xã hội.
Theo đó, Sở Xây dựng Đà Nẵng đề nghị UBND các quận, huyện kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà ở xã hội (như: bán lại, cho thuê lại, cho mượn nhà trong thời gian thuê, sử dụng không đúng mục đích, tự ý thay đổi thiết kế căn hộ ...) theo quy định tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ.
Sở Xây dựng Đà Nẵng cũng đề nghị UBND các quận, huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình quản lý, sử dụng nhà ở xã hội của các đối tượng đã được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn TP.
Yêu cầu Trung tâm Quản lý và Khai thác nhà tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát tình hình quản lý, sử dụng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn TP; kịp thời phát hiện, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà ở xã hội theo quy định.
Ngoài ra, Sở Xây dựng Đà Nẵng cũng yêu cầu các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước thực hiện việc tiếp nhận, kiểm tra, xét duyệt hồ sơ đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội của dự án theo đúng quy định.
Đặc biệt, các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngoài ngân sách trên địa bàn TP Đà Nẵng được yêu cầu ban hành và công bố công khai giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội của dự án trên nguyên tắc không được cao hơn giá đã được Sở Xây dựng thẩm định theo quy định.
Đồng thời tuyên truyền các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng nhà ở xã hội; phát hiện, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà ở xã hội theo quy định.
Báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn bất động sản quốc tế Knight Frank nêu bật: Việt Nam là một thị trường bất động sản trọng điểm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và khối ngoại đang chú ý nhiều đến Việt Nam
Lãnh đạo TP.HCM vừa hủy quyết định duyệt dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), tức phương thức đối tác công tư, để chuyển sang đầu tư công.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.