Thứ năm, 21/11/2024

Đâu là những tài sản bà Trương Mỹ Lan mong được trả lại?

30/09/2024 2:08 PM (GMT+7)

Tại phiên tòa đang diễn ra, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát xin Hội đồng xét xử xem xét, tài sản nào của bị cáo thì giữ lại để khắc phục hậu quả, còn phần nào không phải của bị cáo thì trả lại.

Ngày 30/9/2024 tại TP.HCM, phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng 33 bị cáo khác liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 tiếp tục phần xét hỏi.

HĐXX làm rõ các tài sản bị kê biên, ngăn chặn giao dịch liên quan đến cổ phần và phần vốn góp của bị cáo Trương Mỹ Lan cùng các bị cáo và cá nhân khác.

Đâu là những tài sản bà Trương Mỹ Lan mong được trả lại?    - Ảnh 1.

 Bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Ảnh: X. Huy 

Về 18% phần vốn góp tại Công ty liên doanh TNHH Vietcombank - Bonday - Bến Thành bị kê biên, bà Lan cho rằng số cổ phần này do Công ty Setra đứng tên giúp bị cáo từ năm 2011. Công ty này thuộc Ngân hàng Vietcombank, là tài sản Nhà nước, nên đề nghị HĐXX giải tỏa kê biên và tổ chức đấu giá để thu hồi tiền khắc phục hậu quả.

"Nếu có thể, bị cáo mong HĐXX giải tỏa kê biên để người nhà bị cáo mang đấu giá theo quy định. Bên nào trả giá cao sẽ bán, nếu không đấu giá công khai thì bị cáo lo sẽ ảnh hưởng đến con cháu", bà Lan nói.

Đại diện Công ty Setra được triệu tập xác nhận rằng Vietcombank và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã thỏa thuận từ tháng 4/2024 để bán 18% cổ phần cho Vietcombank, khắc phục hậu quả. Công ty định giá thuê bởi Vietcombank xác định giá trị phần vốn góp này là 920 tỷ đồng. Sau khi thành công, 20% số tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản để đóng thuế, phần còn lại dùng để khắc phục hậu quả từ việc phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu.

Tại tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan cũng xin HĐXX giải tỏa kê biên 77,89% cổ phần tại Công ty CP Dược phẩm Đông Dược 5, 84,82% phần vốn tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đô thị Ngọc Viễn Đông, 73,04% cổ phần tại Công ty CP Đầu tư Hợp Thành 1, 13,23% cổ phần tại Công ty CP Đầu tư Sao Thủy, và 1,4 triệu cổ phần tại Công ty CP Chứng khoán Tân Việt (TVSI) để thu hồi tiền khắc phục hậu quả vụ án.

Về 84,82% phần vốn góp tại Công ty Ngọc Viễn Đông, bị cáo Trương Mỹ Lan khẳng định phần vốn này không thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát mà là của một nhà đầu tư nước ngoài và bản thân bị cáo. Bị cáo đề nghị giải tỏa phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài để trả lại cho họ, và phần còn lại sẽ được nộp để khắc phục hậu quả. Bị cáo cho biết nếu không được giải tỏa, dự án sẽ không thể thực hiện thủ tục pháp lý, dù mang lại nguồn thu lớn, dự kiến không dưới 50.000 tỷ đồng. Nếu có dư tiền, bị cáo cam kết sẽ sử dụng để xây dựng trường học, bệnh viện.

Đối với 13,23% cổ phần tại CTCP Đầu tư Sao Thủy, bị cáo Lan khai rằng không nhớ rõ thời điểm hình thành cổ phần này và cho biết đây là tài sản cá nhân, không liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Bị cáo đã nhờ người đứng tên hộ và mong HĐXX giải tỏa kê biên để bán đấu giá, lấy tiền khắc phục hậu quả.

HĐXX cũng tiếp tục xét hỏi bị cáo Trương Huệ Vân (cháu ruột bà Trương Mỹ Lan) về 100% cổ phần tại Công ty Tập đoàn Đầu tư Thương mại Dịch vụ Hòa Thuận Phát. Tại tòa, bị cáo Vân thừa nhận không nhớ chính xác mình sở hữu bao nhiêu cổ phần, vì chỉ đứng tên đại diện cho một số cá nhân và tổ chức khác.

Đâu là những tài sản bà Trương Mỹ Lan mong được trả lại?    - Ảnh 3.

Bị cáo Trương Huệ Vân, cháu ruột bà Trương Mỹ Lan. Ảnh: Xuân Huy

Bị cáo cho biết cổ phần của Công ty Hòa Thuận Phát là tài sản gia đình, được hình thành từ tiền bà nội cho, và không liên quan đến Trương Mỹ Lan. Bị cáo mong HĐXX xem xét giải tỏa kê biên vì công ty này chủ yếu mang giá trị truyền thống gia đình, không có giá trị kinh tế.

Trương Mỹ Lan xác nhận lời khai này và khẳng định Công ty Hòa Thuận Phát không liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đồng thời cho biết đây là tài sản gia đình do mẹ bị cáo để lại cho các cháu.

"Không có tài liệu nào chứng minh mẹ bị cáo để lại công ty này cho các cháu, nhưng công ty chủ yếu làm từ thiện, quản lý chùa chiền, không có giá trị kinh tế, mong HĐXX giải tỏa kê biên", bị cáo Lan nói.

Đối với 1,4 triệu cổ phần Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) đang bị kê biên, bị cáo Lan cho biết, bản thân không tham gia, không biết cái này là gì. Bị cáo không biết bản thân chiếm bao nhiêu phần trăm tại Công ty và xin HĐXX xem xét, số phần nào của bị cáo thì giữ lại để khắc phục hậu quả, còn phần nào không phải của bị cáo thì trả lại.

Đối với 82% cổ phần tại Công ty Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam, bà Lan khẳng định không thuộc sở hữu của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và cũng không dính tới Ngân hàng SCB.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.