Kinh tế khó khăn, thu nhập và thưởng Tết giảm hơn một nửa nên việc sắm Tết của gia đình chị Ngọc Anh (quận Tây Hồ, Hà Nội) cũng hạn chế hơn mọi năm. "Tôi dự kiến sẽ chỉ tập trung mua sắm những đồ thiết yếu, quà Tết cho họ hàng cũng đơn giản hơn thay vì rượu vang, bia... như trước", chị nói.
Với ngân sách khoảng hơn 10 triệu đồng chi tiêu Tết, chị Ngọc Anh dự định chi khoảng 4 triệu đồng mua chủ yếu một số bánh kẹo, thực phẩm dự trữ, còn lại để biếu quà ông bà và hai bên họ hàng.
Tâm lý của chị Ngọc Anh cũng là suy nghĩ chung của rất nhiều người tiêu dùng hiện nay. Thu nhập, thưởng Tết giảm hơn so với mọi năm khiến họ cân nhắc kĩ hơn trước mỗi khoản mua sắm cho dịp Tết. Nhu cầu chủ yếu vẫn tập trung các mặt hàng bánh kẹo, thức uống, hàng tươi sống, đồ khô, thực phẩm thiết yếu...
Ghi nhận tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM, lượng khách đến mua sắm Tết bắt đầu tăng, nhất là vào thời điểm cuối tuần. Siêu thị cũng tung ra nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá sâu nhiều mặt hàng thiết yếu.
Chia sẻ với Tri Thức - ZNews, đại diện siêu thị Emart cho biết sức mua Tết tại các siêu thị Emart đã tăng nhẹ so với ngày thường khoảng 20% nhưng giá trị đơn hàng giảm 10% do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.
Đơn vị này nhận định năm nay do ảnh hưởng suy thoái kinh tế nói chung, khách hàng có xu hướng chọn các sản phẩm khuyến mãi cũng như các mặt hành nội địa có giá thành rẻ hơn hàng nhập khẩu.
Hiện, Emart có chương trình khuyến mãi gần 5.000 sản phẩm nhu yếu phẩm cho mùa Tết với mức giảm giá lên đến 80% để kích cầu mua sắm.
Tương tự, nhận định về sức mua trong giai đoạn cận Tết Nguyên đán 2024, đại diện Aeon Việt Nam cho biết sức mua của người dân trong tuần vừa qua tại các trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị Aeon đã có dấu hiệu khởi sắc, tăng so với các tuần trước đó.
Các nhóm hàng chuẩn bị Tết như bánh kẹo Tết, mứt, các loại hạt và hàng nhu yếu phẩm hàng ngày ghi nhận sự tăng trưởng về sức mua trong tuần vừa qua. "Tuy nhiên, sức mua vẫn chưa thực sự mạnh mẽ như dịp Tết năm ngoái. Dự báo, sức mua sẽ tiếp tục tăng nhanh vào những ngày cận Tết sắp tới", đại diện doanh nghiệp nhìn nhận.
Để đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa cho người dân dịp Tết, các hệ thống bán lẻ đã sớm chuẩn bị đa dạng sản phẩm từ vài tháng trước với mức giá tốt.
Giám đốc Siêu thị Co.op Mart Hà Đông Nguyễn Thị Kim Dung cho biết lượng khách đến hệ thống siêu thị Co.op Mart mua sắm đã tăng khoảng 20-30% so với tháng kinh doanh bình thường và tăng 50% so với ngày thường.
Trong đó tập trung vào các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết như bánh mứt kẹo, bánh chưng, bánh tét, giò chả, trái cây trưng bày mâm ngũ quả …
"Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán, hệ thống siêu thị Co.op Mart đã dự trữ lượng hàng hóa tăng 20-50% so với ngày thường, tổng giá trị lên đến 10.000 tỷ đồng. Năm nay, lượng hàng tại hệ thống siêu thị tăng khoảng 30% so với cùng kỳ và tăng 50% so với ngày bình thường", bà nói.
Dự báo tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, khách hàng tiếp tục thắt chặt chi tiêu, nên siêu thị tập trung dự trữ các mặt hàng thiết yếu, mức giá bán ra luôn ổn định.
Tương tự, chuỗi đại siêu thị Go!, Big C dự báo sức mua dịp Tết Giáp Thìn 2024 sẽ tăng, do đó, công ty đã hoạch định số lượng hàng hóa dự trữ phục vụ Tết tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc Truyền thông Central Retail Việt Nam chia sẻ ngay từ sát Tết dương lịch, Central Retail đã triển khai chương trình giảm giá sâu 20-49% với hàng nghìn sản phẩm bánh kẹo, mứt Tết và các sản phẩm thiết yếu khác…
"Bên cạnh đó, trong 6 tuần trước Tết, Central Retail cam kết giữ giá cố định như đã niêm yết đối với hơn 10.000 sản phẩm", bà nói.
Đại diện MM Mega Market cũng cho biết sẽ tăng 20-30% tổng lượng dự trữ hàng hóa. Hiện đơn vị này đang liên tục làm việc với nhà cung cấp để cân đối nguồn hàng mang đến sản phẩm chất lượng với giá cả ổn định xuyên suốt dịp Tết.
"Tính riêng hàng trái cây nông sản, MM Mega Market tăng lượng dự trữ hàng 10-15% với đa dạng các sản phẩm theo vùng, miền. Hệ thống siêu thị này còn bày bán đào Tết với 2 kích thước to nhỏ và sẽ bày bán các siêu thị phía Nam 15 ngày trước Tết", đại diện chuỗi siêu thị này cho biết.
Về phía nhà sản xuất, đại diện Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam cho biết Tết Nguyên đán 2024, doanh nghiệp đã chuẩn bị nguồn cung hàng hóa tăng 20% so với bình thường. Về lượng dự kiến lượng hàng cụ thể cung cấp cho thị trường miền Bắc trong tháng Tết khoảng 4.500 tấn thịt gà và thịt lợn, trong đó, thị trường Hà Nội chiếm 40%.
Theo Znews
Người dân Thủ đô và du khách sẽ có trọn vẹn tháng 10 để khám phá và hồi tưởng lại một phần ký ức thời bao cấp với hình ảnh tàu điện leng keng, xe đạp cũ kỹ, quạt tai voi, tivi cổ… Những hoạt động ý nghĩa trên nằm trong chuỗi sự kiện Hà Nội – Chạm miền ký ức tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đến hết tháng 9, số cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đạt tỷ lệ 85,9% kế hoạch năm 2024.
Hiện tại, tiểu thương chợ Mỹ Bình, chợ Long Xuyên (tỉnh An Giang) bán lẻ cá chạch lấu sông loại 1 (nặng ba lạng rưỡi trở lên) từ 450.000-500.000 đồng/kg. Đây là loại cá sông, cá đặc sản vùng đầu nguồn sông Hậu ở An Giang.
Được kỳ vọng trở thành khu thể dục thể thao hiện đại bậc nhất TP.HCM, nhưng Khu Liên hợp Thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch vẫn còn dở dang, được người dân tận dụng làm ao nuôi cá.
Dù có mức thu nhập ổn định từ 30 - 50 triệu đồng/tháng, nhiều GenZ vẫn chần chừ, không dám đưa ra quyết định mua nhà trong bối cảnh giá bất động sản đang biến động mạnh.
Ngành đường sắt đã chính thức mở bán vé tàu Tết 2025. Theo đó, giá vé năm nay tăng bình quân từ 4% đến 5% so với cùng kỳ Tết 2024 (tùy vào từng cung chặng, thời điểm và mác tàu khác nhau).