Sau khoảng 5 phút đi theo một nhóm đang đi bộ tại trung tâm thành phố Huế để mời mọc, anh tài xế xích lô dường như đã mất kiên nhẫn và rời đi, nhưng không quên “thả” lại một bộ mặt khó chịu như muốn nói “khách du lịch gì mà keo thế!”.
Đem câu chuyện này kể với lãnh đạo thành phố Huế thì nhận được cái lắc đầu và vỗ vai thông cảm.
Vị lãnh đạo cho hay câu chuyện “nhức đầu” này đã xảy ra trong nhiều năm qua, và đặc biệt trở nên tiêu cực hơn từ sau dịch khi du lịch bắt đầu hồi phục. Nhiều ý kiến đã gửi đến chính quyền thành phố thông qua nhiều kênh như trực tuyến, trực tiếp và tại các diễn đàn, hội thảo.
Di chuyển xích lô thành đoàn dài gây ách tắc giao thông và ứng xử thiếu văn minh của các tài xế xích lô làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch là hai vấn đề nổi cộm.
Trong thời gian qua, nhiều lớp tập huấn và buổi nói chuyện cho tài xế xích lô được tổ chức nhằm nâng cao ý thức và văn minh trong ứng xử với khách. Tuy nhiên tình hình có vẻ như không được cải thiện nhiều.
Thực tế là trong đợt cao điểm du lịch hè vừa qua, Huế đón một lượng lớn khách du lịch và hầu như ngày nào cũng có phản ánh về vấn nạn chèo kéo của tài xế xích lô. Có ý kiến còn bông đùa rằng nạn xích lô chèo kéo khách đã trở thành “di sản” của cố đô.
Theo một thành viên Nghiệp đoàn xích lô du lịch Huế, hiện nay có nhiều hướng dẫn viên dẫn các đoàn khách quốc tế và đã tự tổ chức, tập hợp xe xích lô để tự vận chuyển khách du lịch, phá giá, chèo kèo khách, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và thu nhập của anh em nghiệp đoàn và hình ảnh du lịch Huế.
Để giải quyết vấn đề này, ông Võ Lê Nhật, Chủ tịch UBND thành phố Huế, cho biết hiện nay thành phố đang mở đợt cao điểm tăng cường công tác quản lý hoạt động xe xích lô, xe thô sơ tự chế vận chuyển khách du lịch, chấn chỉnh hoạt động du lịch, ca Huế trên địa bàn.
Vận động tất cả các cá nhân hoạt động, hành nghề vận chuyển hành khách bằng xe xích lô tham gia vào nghiệp đoàn xích lô trước ngày 20-8-2022 và tổ chức sắp xếp, kẻ vẽ vị trí đậu đỗ cho xe xích lô, hỗ trợ tạo điều kiện cho các cá nhân khi tham gia hoạt động vào nghiệp đoàn… là những giải pháp chính.
Bàn về vấn đề này, một doanh nhân chuyên đưa khách đến Huế cũng như các điểm đến du lịch khác tại miền Trung chia sẻ đây là sự cầu thị và phản ứng tích cực từ chính quyền thành phố Huế để giải quyết một trong những vấn nạn lớn của du lịch lâu nay tại địa phương này.
Tuy nhiên, theo vị doanh nhân, những người trách nhiệm liên quan cần làm nhiều hơn thế để đảm bảo vấn nạn này không còn tái diễn trong tương lai. Đó có thể là hỗ trợ, gợi ý cho tất cả tài xế xích lô trong nghiệp đoàn tham gia các hoạt động kinh tế khác để tăng thu nhập một cách ổn định khi du lịch qua mùa cao điểm.
Đó có thể là các lớp tập huấn nghiệp vụ và ứng xử văn minh cho tài xế xích lô được tổ chức thường xuyên hơn và mỗi lớp có ít học viên hơn để đảm bảo chất lượng.
Thậm chí, đó có thể là cấm tuyệt đối các tài xế xích lô trong nghiệp đoàn đi “lang thang” dọc các con phố trung tâm thành phố Huế để mời khách. Chính quyền thành phố sẽ hỗ trợ thiết lập một vài điểm tập trung xe xích lô quanh thành phố và quảng bá những điểm này đến khách du lịch.
Khi mọi giải pháp được thực hiện đồng bộ trong một thời gian dài thì cái danh không hay chút nào “xích lô chèo kéo khách đã trở thành di sản của cố đô” sẽ không còn được nhắc đến. Khi đó, anh tài xế xích lô sẽ mỉm cười nói với khách: “Đây là số điện thoại của em, anh chị khi nào cần đi dạo thì a lô em nhé” sau lần đầu tiên bị từ chối. Điều này sẽ tạo ấn tượng tốt hơn trong lòng du khách.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc