Sở Du lịch TP.HCM vừa đề xuất UBND TP.HCM xem xét, kiến nghị Bộ Quốc phòng cho Công ty Trực thăng Miền Nam khai thác thường kỳ dịch vụ bay du lịch “Ngắm TP.HCM từ trên cao” trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 12/2022.
Nếu được cấp phép, dịch vụ này sẽ được triển khai theo hình thức bán vé với lịch bay thường kỳ vào các ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần và có thể cho Công ty Trực thăng Miền Nam nghiên cứu mở các tuyến đường bay vào trung tâm thành phố (dọc sông Sài Gòn) để tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch.
Trước đó, nhằm xây dựng các sản phẩm đặc trưng của TP.HCM, đa dạng hóa sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, được sự thống nhất chủ trương của Bộ Quốc phòng và UBND TP.HCM, Sở Du lịch đã chủ trì phối hợp Bệnh viện Quân y 175, Công ty Trực thăng miền Nam và các doanh nghiệp lữ hành thử nghiệm sản phẩm “Ngắm Thành phố Hồ Chí Minh từ trên cao” với 40 phút bay theo lộ trình: Sân bay Tân Sơn Nhất/Sân đỗ Trực thăng Bệnh viện Quân y 175 - Aeon Mall Tân Phú - Aeon Mall Bình Tân - Trường Đại học quôc tê RMIT - Cầu Phú Mỹ - Cầu Thủ Thiêm - Landmarks 1 - Khu du lịch Bình Quới - Sân bay Tân Sơn Nhất/Sân đỗ Trực thăng Bệnh viện Quân y 175 và triển khai quảng bá sản phẩm từ ngày 21/4/2022.
3 lộ trình đề xuất bay thường kỳ ngắm TP.HCM từ trên cao
Lộ trình 1: bay ngắm cảnh TP. Hồ Chí Minh (40 phút): Bệnh viện Quân y 175/ Sân bay Tân Sơn Nhất - cầu Phú Mỹ - Bến cảng Nhà Rồng - cầu Thủ Thiêm - Landmark 81 - Bệnh viện Quân y 175/ Sân bay Tân Sơn Nhất.
Lộ trình 2: bay ngắm cảnh Cần Giờ (60 phút): Bệnh viện Quân y 175/ Sân bay Tân Sơn Nhất - Khu du lịch Vàm Sát - Biển cần Giờ - Đảo Thiềng Liềng - cầu Phú Mỹ - Bến cảng Nhà Rông - Câu Thủ Thiêm - Landmark 81 - Bệnh viện Quân y 175/ Sân bay Tân Sơn Nhất.
Lộ trình 3: bay ngắm cảnh Long An (80 phút): Bệnh viện Quân y 175/ Sân bay Tân Sơn Nhất - Cánh Đồng Bất Tận - Láng Sen - càu Bến Lức - cầu Phú Mỹ - Bến cảng Nhà Rông - Câu Thủ Thiêm - Landmark 81 - Bệnh viện Quân y 175/ Sân bay Tân Sơn Nhất.
Sau 1 tuần quảng bá, các doanh nghiệp đã tổ chức được 5 chuyến bay với 80 khách (16 khách/chuyến) trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, trong đó có chuyến bay kết hợp tham quan tìm hiểu dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Bệnh viện Quân y 175. Bên cạnh đó, có hơn 200 khách đang đặt hàng các chuyến bay tiếp theo với các doanh nghiệp lữ hành.
Sau bay thử nghiệm, không chỉ trong nước, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhận được sự quan tâm của các đối tác nước ngoài về sản phẩm “Ngắm thành phố từ trên cao” tại TP.HCM.
Tuy nhiên, theo Công ty trực thăng Miền Nam, để trở thành sản phẩm thường kỳ phục vụ khách du lịch có một số vướng mắc.
Cụ thể vùng trời tại TP.HCM là vùng kiểm soát không lưu chặt chẽ nên Công ty Trực thăng miền Nam chỉ có thể xin phép bay theo ngày, chưa thể xin phép bay dài hạn và thường kỳ; do hoạt động bay chung khu vực với các hãng hàng không dân dụng khác nên khi trực thăng cất hạ cánh tại bãi đáp Tân Sơn Nhất hoặc bãi đáp bệnh viện Quân Y 175 không được ưu tiên và phải vòng chờ dẫn đến tăng thời gian bay và chi phí.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc