Thứ tư, 09/10/2024

Đề xuất đầu tư thêm 6 tuyến metro hơn 200.000 tỷ đồng ở TP.HCM

08/11/2022 1:50 PM (GMT+7)

Metro số 2, 3a, 3b, số 4, 4b, số 5 và một tuyến đường kết nối là những dự án đường sắt đô thị chưa có chủ trương đầu tư được Sở GTVT TP.HCM đề xuất ưu tiên giai đoạn 2021-2035.

Đề xuất đầu tư thêm 6 tuyến metro hơn 200.000 tỷ đồng ở TP.HCM - Ảnh 1.

Tàu metro số 1 trên ray chờ ở depot Long Bình (TP Thủ Đức). Ảnh: Quỳnh Danh.

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM (GTVT) vừa đề xuất 7 dự án đường sắt đô thị cần ưu tiên, đầu tư giai đoạn 2021-2025 với tổng mức đầu tư hơn 210.000 tỷ đồng.

Theo quy hoạch, TP.HCM có 8 tuyến metro và 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường một ray với tổng chiều dài 220 km, tổng mức đầu tư gần 25 tỷ USD. Tuy nhiên đến nay, thành phố mới triển khai 2 dự án là tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hơn 43.700 tỷ đồng và metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) gần 47.900 tỷ đồng.

Theo đó, Sở GTVT TPHCM đề xuất ưu tiên đầu tư thêm 6 tuyến metro giai đoạn từ nay đến 2035 với tổng nhu cầu vốn hơn 200.000 tỷ đồng.

Cụ thể, tuyến metro số 5 (giai đoạn 1 dài 8,9 km từ ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn) với tổng vốn hơn 38.700 tỷ đồng, trong đó vốn ODA hơn 28.000 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của TP.HCM.

Đề xuất đầu tư thêm 6 tuyến metro hơn 200.000 tỷ đồng ở TP.HCM - Ảnh 2.

Sơ đồ tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Đồ họa: Minh Hồng.

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đã được UBND TP trình Thủ tướng 2 lần vào năm 2017 và 2020 nhưng chưa được thông qua. Dự án dự kiến được trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư trong năm 2023.

5 tuyến còn lại gồm: số 3a (giai đoạn 1 từ Bến Thành - Bến xe Miền Tây) dài gần 10 km với tổng vốn 41.800 tỷ đồng; số 4 (giai đoạn 1 từ Thạnh Xuân - Nguyễn Văn Linh) dài gần 21 km, tổng vốn 58.185 tỷ đồng; số 2 (giai đoạn 2 đoạn Bến Thành - Thủ Thiêm và Tham Lương - Bến xe Tây Ninh) dài 9,1 km, tổng vốn 32.604 tỷ đồng; số 3b (Ngã 6 Cộng Hòa - Hiệp Bình Phước) dài 12,1 km, tổng vốn 41.140 tỷ đồng và số 4b (công viên Gia Định - Lăng Cha Cả) dài 5,2 km, tổng vốn 24.200 tỷ đồng.

Theo Sở GTVT TP.HCM, trong điều kiện vốn ngân sách còn khó khăn, ODA là nguồn vốn quan trọng để đầu tư các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, hiện nay việc thu hút nguồn vốn ODA rất khó khăn khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, đồng thời việc quản lý, sử dụng vốn ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn còn một số vướng mắc, bất cập.

Sở GTVT nhìn nhận cần đề xuất phương thức huy động vốn mới để đầu tư phát triển hạ tầng, đặc biệt là phương án khai thác quỹ đất khu vực xung quanh các nhà ga metro gắn với phát triển đô thị theo mô hình TOD, nâng cao giá trị sử dụng đất trong khu vực bán kính 500 m từ các nhà ga đường sắt đô thị; điều này giúp tối ưu hóa nguồn lực từ khai thác quỹ đất để đầu tư phát triển hệ thống metro.

Do đó, Sở GTVT kiến nghị UBND TP.HCM giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc khẩn trương nghiên cứu về quy hoạch phát triển đô thị theo định hướng TOD, cập nhật vào đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2060; giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND TP phương án, kế hoạch huy động nguồn vốn để đầu tư 6 dự án metro như trên; đồng thời khai thác quỹ đất vùng phụ cận xung quanh các nhà ga để tạo nguồn vốn cho ngân sách.

Theo Zing.vn

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM: Nguồn cung bất động sản mới nhỏ giọt, phân khúc nào là tâm điểm?

TP.HCM: Nguồn cung bất động sản mới nhỏ giọt, phân khúc nào là tâm điểm?

Báo cáo thị trường bất động sản quý 3/2024 của Savills Việt Nam đã cung cấp một số diễn biến đang chú ý của phân khúc nhà phố/biệt thự tại TP.HCM sau nhiều quý ghi nhận tình hình hoạt động trầm lắng.

Tình hình xử lý hồ sơ thuế đất tại TP.HCM ra sao?

Tình hình xử lý hồ sơ thuế đất tại TP.HCM ra sao?

Lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết đơn vị đã hoàn thành việc giải quyết nghĩa vụ tài chính cho 15.800 hồ sơ thuế từ ngày 1/8.

Bất động sản công nghiệp miền Nam sẽ tung 'nước rút' sau chạy đà?

Bất động sản công nghiệp miền Nam sẽ tung 'nước rút' sau chạy đà?

Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2025 với tốc độ cao hơn năm 2024, là năm chứng kiến nhiều bất ổn kinh tế toàn cầu và thay đổi về chính sách ở nhiều quốc gia.

Ngăn chặn tình trạng thổi giá, bỏ cọc đấu giá đất kiểm soát thị trường bất động sản

Ngăn chặn tình trạng thổi giá, bỏ cọc đấu giá đất kiểm soát thị trường bất động sản

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 yêu cầu các bộ ngành, các địa phương khẩn trương thực hiện các pháp kiểm soát thị trường bất động sản để ngăn chặn tình trạng thổi giá, bỏ cọc đấu giá đất.

Chìa khoá giúp bất động sản bán lẻ tăng trưởng mạnh

Chìa khoá giúp bất động sản bán lẻ tăng trưởng mạnh

Thời gian qua, giá thuê bất động sản bán lẻ có xu hướng tăng trưởng nhờ tình hình hoạt động tốt của các chuỗi thương hiệu F&B, trung tâm vui chơi trẻ em...

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng "kêu cứu" Chính phủ

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng "kêu cứu" Chính phủ

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng dù đã đạt hơn 90% khối lượng nhưng do những khó khăn vướng mắc nên phải chờ Chính phủ gỡ vướng.