ACV đã chuyển kinh phí giải phóng mặt bằng nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất
Dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất với quy mô khoảng 20 triệu hành khách/năm, dự kiến khởi công trong quý 4/2022 và khai thác năm 2024. Thời gian thi công dự kiến 24 tháng sau khi được bàn giao mặt bằng.
Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa thể khởi công. Liên quan đến tiến độ dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, lãnh đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết vừa đề xuất được sớm khởi công dự án vào ngày 24/12 tới đây.
Dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất với quy mô khoảng 20 triệu hành khách/năm. Ảnh: H.T
Theo đó, ACV đã hoàn tất chuyển cho Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng quận Tân Bình, TPHCM toàn bộ kinh phí 143,865 tỷ đồng để bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khu đất xây dựng nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất.
Lãnh đạo ACV cho hay: "Số kinh phí này được ACV chuyển sau hai ngày kể từ khi Bộ Quốc phòng ra quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án xây dựng dự án nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất vào ngày 7/12/2022.
Đến ngày 12/12, Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng quận Tân Bình, TPHCM đã chuyển toàn bộ số tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án phê duyệt cho 2 đơn vị quân đội đóng tại CHKQT Tân Sơn Nhất là Sư đoàn 370 (hơn 91 tỷ đồng) và Lữ đoàn 918 (hơn 52,8 tỷ đồng).
Theo ACV, Dự án nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất hiện đã có đủ các điều kiện khởi công, đáp ứng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, ACV đề xuất các cấp có thẩm quyền cho phép khởi công xây dựng nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 24/12/2022.
ACV đề xuất khởi công nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 24/12. Ảnh: H.T
Nhằm đảm bảo tiến độ dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, lãnh đạo ACV khẳng định: "ACV đã phối hợp chặt chẽ với địa phương và Quân chủng Phòng không - Không quân hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng.
Chờ T3 sân bay Tân Sơn Nhất để giải tỏa áp lực ùn tắc
Dự án xây dựng nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất được Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư ngày 19/5/2020. ACV là doanh nghiệp được giao làm chủ đầu tư dự án với tổng mức đầu tư 10.999 tỷ đồng từ nguồn vốn hợp pháp của ACV (không sử dụng vốn ngân sách nhà nước).
Theo kế hoạch, dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất có thời gian thực hiện 37 tháng. Sau khi Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư, ACV đã phê duyệt dự án đầu tư vào tháng 11/2021, đồng thời lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế để triển khai công tác thiết kế kỹ thuật. Sau đó, ACV đã dự kiến khởi công Dự án xây dựng nhà ga T3 trong tháng 5/2022, tuy nhiên kế hoạch bị lùi lại do vướng mặt bằng.
Sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến phục vụ hơn 144.000 lượt hành khách vào ngày cao điểm Tết. Ảnh: H.T
Thời gian qua, áp lực quá tải hạ tầng tại sân bay Tân Sơn Nhất đã gây ra nhiều hệ luỵ trong các dịp cao điểm như: ùn ứ nhà ga, quá tải khu vực soi chiếu, chậm trả hành lý cho hành khách sau chuyến bay... Trong bối cảnh cao điểm Tết đang đến gần, việc nhà ga T3 chưa được khởi công thì sân bay Tân Sơn Nhất vẫn phải "gồng mình" lên chống tắc nghẽn, quá tải.
Theo đó, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất dự kiến đón gần 4 triệu lượt hành khách trong dịp Tết Nguyên đán. Cụ thể, trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán 2023 từ ngày 6/1 (ngày 15 tháng chạp) đến 5/2/2023 (ngày 15 tháng giêng), lịch bay dự kiến tăng cao. Trung bình mỗi ngày có khoảng 820 chuyến bay đi và đến Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, tương đương trung bình 130.000 khách/ngày, trong đó có 90.000 khách nội địa và 40.000 khách quốc tế.
Trong ngày đông khách nhất của dịp Tết, sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến phục vụ hơn 144.000 lượt hành khách, tăng cao so với con số 127.885 lượt khách của năm 2019, tương đương mức tăng 13,1%. Như vậy, trong dịp Tết Nguyên đán 2023, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ đón lượng khách kỷ lục.
Một doanh nghiệp vừa đề xuất UBND TP.HCM tạo điều kiện để được nghiên cứu đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn và tuyến metro đi qua khu vực Củ Chi (cũ).
Việt Nam được xếp vào nhóm Top các nước sản xuất công nghiệp có chi phí cạnh tranh nhất thế giới dù giá thuê bất động sản công nghiệp đã tăng 70% tính từ năm 2019, theo 1 nghiên cứu toàn cầu mới nhất.
TP Hà Nội thành lập 126 Ban quản lý Dự án đầu tư - hạ tầng thuộc UBND xã, phường, trên cơ sở tổ chức lại các Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng cấp huyện và Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện hiện nay.
TP.HCM sẽ đầu tư hơn 8.555 tỷ đồng để nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Văn Thánh, phường Thạnh Mỹ Tây. Thời gian thực hiện dự án từ 2025-2030.
TP.HCM sẽ có khoảng 360 khu vực với hơn 55.000 lô đất đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng, điều này giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm áp lực thủ tục hành chính.
Một doanh nghiệp vừa đề xuất UBND TP.HCM tạo điều kiện để được nghiên cứu đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn và tuyến metro đi qua khu vực Củ Chi (cũ).
Việt Nam được xếp vào nhóm Top các nước sản xuất công nghiệp có chi phí cạnh tranh nhất thế giới dù giá thuê bất động sản công nghiệp đã tăng 70% tính từ năm 2019, theo 1 nghiên cứu toàn cầu mới nhất.
TP Hà Nội thành lập 126 Ban quản lý Dự án đầu tư - hạ tầng thuộc UBND xã, phường, trên cơ sở tổ chức lại các Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng cấp huyện và Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện hiện nay.
TP.HCM sẽ đầu tư hơn 8.555 tỷ đồng để nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Văn Thánh, phường Thạnh Mỹ Tây. Thời gian thực hiện dự án từ 2025-2030.
TP.HCM sẽ có khoảng 360 khu vực với hơn 55.000 lô đất đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng, điều này giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm áp lực thủ tục hành chính.