UBND tỉnh Kiên Giang vừa có tờ trình gửi Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải về việc đề xuất đầu tư dự án xây dựng công trình đường cao tốc Rạch Giá – Hà Tiên.
Theo đề xuất của UBND tỉnh Kiên Giang, tổng chiếu dài toàn tuyến cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá khoảng 86,65km, đi qua địa bàn TP. Rạch Giá, TP. Hà Tiên và các huyện Châu Thành, Hòn Đất, Kiên Lương; diện tích sử dụng đất khoảng 634ha, số hộ bị ảnh hưởng thu hồi đất khoảng 3.064 hộ.
Tuyến đường có điểm đầu tại Km0+000, giao với quốc lộ 80-Km202+700 (nút giao Thuận Yên); điểm cuối tại Km89+800, kết nối với tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang). Đoạn Lộ Tẻ - Rạch Sỏi tới đường Bạc Liêu sẽ xem xét xây dựng ở giai đoạn sau.
Tổng mức đầu tư của dự án là 25.643 tỷ đồng, từ nguồn vốn trung ương; trong đó giải phóng mặt bằng là 1.800 tỷ đồng, chi phí xây dựng là 17.450 tỷ đồng và các chi phí khác; thời gian thực hiện từ năm 2023 đến năm 2027.
Theo UBND tỉnh Kiên Giang, việc đề xuất dự án cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá nhằm thực hiện theo quy hoạch, kết nối tuyến giao thông, mở rộng không gian phát triển, tạo quỹ đất cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, đảm bảo quốc phòng - an ninh.
Tuyến cao tốc này nếu được triển khai sẽ thay thế tuyến Quốc lộ 80 hiện hữu vốn là đường cấp 3 đồng bằng rải nhựa cấp phối chỉ rộng 2 làn xe. Đây là tuyến quốc lộ có lẽ giữ kỷ lục hẹp nhất nước và chưa bao giờ “lành lặn” do liên tục xuống cấp nhiều năm, ngân sách địa phương chỉ đủ để dặm vá tạm bợ.
Ngoài tuyến Quốc lộ 80 hiện hữu, Kiên Giang cũng đang triển khai tuyến đường ven biển từ Hà Tiên tới An Minh giáp với tỉnh Cà Mau dài khoảng 173km. Hiện tuyến này đã hoàn thành một số đoạn Hà Tiên – Kiên Lương, Kiên Lương – Hòn Đất, đang thi công đoạn Hòn Đất – Rạch Giá. Sắp tới, tỉnh sẽ khởi công 2 đoạn còn lại là Rạch Giá – An Biên và An Biên – An Minh.
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.
Ngày 19/11/2024, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.
TP.HCM đã có thông báo đến nhà đầu tư và doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.