Theo công văn đề xuất được UBND thành phố Đà Nẵng gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Khu thương mại tự do Đà Nẵng sẽ là khu chức năng thực hiện các hoạt động chế xuất, logistics, thương mại - dịch vụ, kinh doanh hàng miễn thuế; là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng ưu đãi đầu tư áp dụng đối với địa bàn khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư và được hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù tạo động lực phát triển đột phá cho Đà Nẵng kể từ thời điểm Khu thương mại tự do được thành lập.
Theo đề xuất thí điểm này, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng sẽ quyết định chủ trương đầu tư và thành lập Khu thương mại Tự do. UBND thành phố Đà Nẵng có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch chung đối với khu vực Khu thương mại Tự do theo quy hoạch thành phố đã được phê duyệt; tổ chức thực hiện việc thu hồi đất, mặt nước, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư để xây dựng Khu thương mại tự do.
Nhà đầu tư được lựa chọn đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu thương mại Tự do được giao đất, cho thuê đất và cho thuê lại đất như đối với khu kinh tế hoặc khu công nghiệp, khu chế xuất.
Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và chính sách của Khu thương mại Tự do thành phố Đà Nẵng theo nguyên tắc đơn giản, thuận tiện, bảo đảm cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu quản lý.
Ngoài ra, Đà Nẵng cũng đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù cụ thể đối với Khu thương mại Tự do. Đó là chính sách ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với Khu thương mại Tự do được áp dụng tương tự như đối với khu phi thuế quan theo quy định của pháp luật.
Trong thương mại quốc tế, hàng hóa luân chuyển giữa các nước thường vấp phải hai hàng rào khó chịu nhất là thuế quan (thuế xuất khẩu, nhập khẩu) và biện pháp quản lý thương mại (phi thuế quan) như giấy phép, hạn ngạch, kiểm tra chuyên ngành, tiêu chuẩn kỹ thuật, xuất xứ hàng hóa...
Trong các khu thương mại tự do (free trade zone – FTZ), các loại hàng rào kể trên được xóa bỏ hoặc giảm tối đa. Bên trong FTZ, hàng hóa của nước ngoài có thể đem đến, xử lý, chế biến, chia tách, đóng gói, gia công mà không chịu thuế xuất nhập khẩu. Sau đó, hàng hóa này có thể nhập khẩu vào nước sở tại, hoặc xuất đi các nước khác.
Các khu thương mại tự do thường được thiết lập ở gần các cảng biển chính, sân bay quốc tế và cửa khẩu đường bộ - những vùng có nhiều lợi thế về thương mại.
Vì vậy, đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do của Đà Nẵng gắn với Cảng Liên Chiểu của thành phố và sân bay quốc tế Đà Nẵng.
Trải qua quá trình mở cửa, hội nhập, Việt Nam đã tham gia tham gia 16 FTA (hiệp định thương mại tự do) quốc tế nhưng vẫn chưa có một FTZ nào.
Không ít địa phương đã đề xuất ý tưởng thành lập FTZ như TP.HCM với khu Cần Giờ, nơi đang được nghiên cứu xây dựng cảng biển quốc tế vốn đầu tư khoảng 5,45 tỷ USD, hay khu Lạch Huyện ở Hải Phòng.
Bà Rịa-Vũng Tàu, với thế mạnh trong dịch vụ logistics và cảng biển quốc tế, kinh tế biển, du lịch… cũng đã định hướng "hình thành Khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ" với mục tiêu tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói riêng và vùng kinh tế Đông Nam Bộ nói chung.
FTZ không hề xa lạ với các nước khác. Quốc đảo Singapore (diện tích tự nhiên tương đương với đảo Phú Quốc nhưng diện tích thực tế lớn hơn nhờ xây dựng lấn biển) có đến 9 FTZ trải dài từ sân bay quốc tế Changi đến các bến cảng phía nam.
Các nước Đông Nam Á khác cũng đã có, như Indonesia với Batam và Bintang; Philippines đã có khu Clark và Subic; còn Port Klang và Tanjung Pelepas đang hoạt động ở Malaysia.
Riêng Trung Quốc, số lượng FTZ đã vượt mốc 20. Đáng chú ý, Trung Quốc xem toàn bộ tỉnh Hải Nam (tức đảo Hải Nam) là 1 FTZ với diện tích khoảng 33.000 km2. Quy mô này biến Hải Nam thành khu thương mại tự do có diện tích lớn nhất thế giới.
Chủ sở hữu sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài.
Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) kiến nghị Quốc hội xem xét thông qua việc xây thêm đường cất hạ cánh thứ 2 của sân bay Long Thành tại Đồng Nai ngay trong giai đoạn 1 của dự án lớn này.
SK Group, tập đoàn kinh tế gia đình (chaebol) lớn thứ 3 Hàn Quốc sau Samsung và Hyundai, đã chuyển nhượng thành công 76 triệu cổ phiếu của Masan Group thông qua phương thức thỏa thuận.
Google, Shopee, TikTok, Lazada, Temu và các đơn vị khác đang dồn dập thi nhau đốt nóng ngành thương mại điện tử ở Việt Nam, thị trường với 100 triệu người tiêu dùng và được dự báo sẽ tăng 22% trong thương mại điện tử vào năm 2025.
Bầu Đức tặng 1 triệu trái chuối cho khách hàng mua sắm tại hệ thống siêu thị Kingfoodmart ở TP.HCM và Bình Dương. Khách được tặng miễn phí một combo 4 - 5 trái chuối để ăn thử.
Giải Golf Hiệp hội Phân bón Việt Nam mở rộng lần thứ I sẽ diễn ra ngày 9/11/2024, và Ban Tổ chức sẽ dùng số tiền đóng góp để hỗ trợ đồng bào ở các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão Yagi (bão số 3) gây ra.