Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản báo cáo UBND thành phố Hà Nội về việc rà soát hướng tuyến, vị trí nhà ga dự kiến của Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam theo đề nghị của Bộ GTVT.
Báo cáo được đưa ra sau khi Sở GTVT và Sở Quy hoạch kiến trúc đã làm việc với tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra để rà soát các nội dung liên quan đến hướng tuyến, vị trí nhà ga dự kiến của Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Với vị trí nhà ga, theo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam do Bộ GTVT đề nghị trước đây, dự kiến bố trí depot đầu tuyến tại huyện Thường Tín, nằm cách ga Ngọc Hồi khoảng 3,6km về phía Nam, quy mô diện tích đất dự kiến 85ha. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu đơn vị tư vấn cho rằng, để thời gian, chi phí và diện tích đất chiếm dụng, nên lựa chọn depot Ngọc Hồi thay thế cho ga Thường Tín.
Về việc depot Ngọc Hồi đang được quy hoạch đã có 2 loại hình đường sắt gồm: Đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đơn vị tư vấn thẩm tra đề xuất tư vấn thiết kế nên mở rộng tổ hợp ga Ngọc Hồi để tích hợp thành nhà ga, depot của các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia, đường sắt tốc độ cao và hình thành trong tương lai tổ hợp công nghiệp đường sắt quốc gia lớn nhất cả nước.
Qua buổi họp trên, liên ngành Hà Nội cũng nhận thấy, nội dung đề xuất của đơn vị tư vấn thẩm tra là phù hợp, tuy nhiên cần tính toán diện tích đất cần bổ sung tại tổ hợp ga Ngọc Hồi làm cơ sở để thành phố Hà Nội rà soát, điều chỉnh các quy hoạch có liên quan. Thống nhất đề xuất bỏ vị trí depot tại huyện Thường tín (cách ga Ngọc Hồi khoảng 3,6 km) và tích hợp depot này vào tổ hợp ga Ngọc Hồi, để tăng diện tích phát triển đô thị hai bên đường vành đai 4.
Trên cơ sở tổng hợp các nội dung liên quan đến hướng tuyến, vị trí nhà ga dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa bàn thành phố Hà Nội được liên ngành rà soát, Sở GTVT đề xuất thành phố Hà Nội có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị giữ nguyên theo phương án đã được UBND thành phố Hà Nội có ý kiến thống nhất với Bộ GTVT trước đây.
Đối với nội dung đơn vị tư vấn thẩm tra đề xuất nên mở rộng tổ hợp ga Ngọc Hồi để tích hợp nhà ga, depot của các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia và đường sắt tốc độ cao, trong đó có depot của tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có thể xem xét chấp thuận. Tuy nhiên, đơn vị tư vấn cần rà soát, tính toán diện tích đất cần bổ sung tại tổ hợp ga Ngọc Hồi làm cơ sở để thành phố Hà Nội rà soát, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cũng như các quy hoạch có liên quan.
Theo Quy hoạch và dự án điều chỉnh về sau giữa Bộ GTVT và thành phố Hà Nội, depot Ngọc Hồi sẽ được xây dựng thành tổ hợp Ngọc Hồi, tổ hợp ga vừa có chức năng nhà ga trung chuyển, vừa là khu depot (nơi lập tàu, tập kết tàu, thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tàu và các tác nghiệp kỹ thuật khác).
Đây sẽ là depot lớn nhất Việt Nam, tàu khách tuyến quốc gia sẽ dừng ở ga này để giảm ách tắc cho nội đô thay vì dừng ở ga Hà Nội như hiện nay.
Theo Quy hoạch, ga Ngọc Hồi sẽ được xây dựng trên diện tích khoảng 151,8 ha trên tổng diện tích 171 ha quy hoạch với mục tiêu trước mắt đảm bảo hoàn trả chức năng của ga Hà Nội và ga Giáp Bát. Trong đó phần đất để xây dựng các khu chức năng trong tổ hợp là 95,2 ha với các hạng mục chủ yếu như: Xây dựng các khu chức năng đơn vị quản lý tàu đô thị, đơn vị quản lý đầu máy, đơn vị quản lý toa xe hàng, một phần ga hàng, đơn vị bảo dưỡng cơ sở hạ tầng đường sắt đô thị...
Ban Quản lý dự án đường sắt, Bộ GTVT cho biết, hiện dự án ga Ngọc Hồi đã được thực hiện từ năm 2009. Đến nay, dự án đã giải phóng được khoảng 55 ha mặt bằng.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.
Ngày 19/11/2024, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.
TP.HCM đã có thông báo đến nhà đầu tư và doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Tại TP.HCM, dọc tuyến Metro số 2 sẽ có ba khu "đất vàng" được quy hoạch theo mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD).