Chủ nhật, 24/11/2024

Định vị chuỗi đô thị nghỉ dưỡng ven biển

05/08/2022 6:00 PM (GMT+7)

Chuỗi “thành phố resort” nhìn ra Thái Bình Dương được hình thành dọc theo tuyến đường ven biển Đà Nẵng - Quảng Nam.

Định vị chuỗi đô thị nghỉ dưỡng ven biển - Ảnh 1.

Chuỗi đô thị đang dần hình thành trên tuyến đường ven biển miền Trung. Trong ảnh: Đường ven biển Đà Nẵng. Ảnh: Phước Tuần

Con đường tơ lụa

Thành phố Đà Nẵng và Quảng Nam được kết nối bởi nhiều đường giao thông, nhưng không có tuyến đường nào mang lại sự phát triển bùng nổ như tuyến đường ven biển. Kể từ khi được xây dựng, tuyến đường này đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của hai địa phương.

Với “cuộc đổ bộ” của hàng loạt doanh nghiệp trong nước và quốc tế, nhiều tỷ USD được rót vào tuyến đường này, để từ đó hình thành nên các khu du lịch, resort hay biệt thự nghỉ dưỡng đẳng cấp thế giới. Từ dãi biển mênh mông cát trắng, thì nay, dọc ven biển Đà Nẵng - Quảng Nam trở thành nơi hội tụ của những dự án nghỉ dưỡng và khu đô thị “tỷ đô”.

Nếu trên tuyến đường ven biển Quảng Nam có Grand Mercure Hoi An, Vinpearl Nam Hội An, Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An, Shilla Monogram, The Nam Hai, quần thể đô thị One World Regency... thì Đà Nẵng có, Furama, Ariyana, Vinpearl, Premier Village, Pullman, Hyatt, Four Points by Sheraton… Những dự án này đã đưa du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng trở thành địa chỉ đỏ trên bản đồ du lịch của thế giới và định vị được chuỗi đô thị ven biển kết nối hai địa phương.

Không phải ngẫu nhiên mà doanh nghiệp tìm “bến đỗ” tại tuyến đường ven biển Đà Nẵng - Quảng Nam. Nơi đây có chiều dài bãi biển dài và đẹp, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển và các hoạt động kinh tế biển trên đất liền. Hai địa phương cũng có những tiềm năng nổi trội về liên kết đường bộ, hệ thống đường không và cảng biển có điều kiện thuận lợi để kết nối nội địa và quốc tế. Trong đó, sân bay Quốc tế Đà Nẵng là sân bay có lượng khách thông qua nhiều thứ 3 Việt Nam, chỉ sau sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài.

Đặc biệt, trong Quy hoạch tổng thể Phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định có 4 đô thị du lịch thì vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 2 đô thị là Đà Nẵng và Hội An (Quảng Nam). Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch Vùng và tiểu vùng du lịch phía Bắc… Những định hướng quan trọng đó của Chính phủ, khẳng định tiềm năng phát triển chuỗi đô thị của hai địa phương Đà Nẵng - Quảng Nam.

Thế nên, dễ hiểu khi sau thời gian phát triển, hiện nay, dọc tuyến biển của Đà Nẵng hầu như đã lấp đầy các dự án. Trong khi đó, tỉnh Quảng Nam vẫn còn nhiều dư địa, nên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư.

Đang đẩy nhanh thi công Dự án Grand Mercure Hoi An, đại diện đơn vị phát triển dự án, Công ty CP Đầu tư phát triển nhà và đô thị VINAHUD chia sẻ, Dự án sẽ tạo nên một “thiên đường nghỉ dưỡng” khác tại An Bàng, bãi biển đẹp thơ mộng trên tuyền đường ven biển Hội An. Lấy cảm hứng từ ý tưởng Làng - Sông - Phố, Grand Mercure Hoi An mang phong cách kiến trúc Địa Trung Hải cùng nét đẹp văn hóa của vùng đất di sản Hội An, mang đến một không gian nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế.

“Grand Mercure Hoi An tọa lạc ngay mặt biển An Bàng với hơn 200 m bờ biển, điều kiện tiên quyết để có thể phát triển những sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng hạng sang. Nằm giữa hai sân bay Đà Nẵng và Chu Lai, vị trí vô cùng thuận tiện để di chuyển trong các kỳ nghỉ dưỡng của khách hàng. Đây là một lợi thế quan trọng giúp dự án Grand Mercure Hoi An khai thác tốt trong dài hạn, mang lại lợi nhuận bền vững cho nhà đầu tư”, đại diện Vinahud chia sẻ.

Tương lai của đô thị biển

Tại Hội thảo Quy hoạch xây dựng đô thị ven biển, ven sông theo hướng sinh thái và bền vững mới đây, ý kiến của các chuyên gia cho rằng, khu vực đô thị ven sông, ven biển nếu được quy hoạch, phát triển đúng hướng, bền vững, sẽ giúp Quảng Nam đi trước, đón đầu.

Theo KTS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, ít có địa phương ở miền Trung sở hữu bờ biển đẹp, cùng nhiều con sông giàu trầm tính văn hoá, có nhiều dư địa phát triển như Quảng Nam. Vì vậy, đây là cơ hội để tính toán, rút kinh nghiệm so với nhiều nơi khác nhằm tạo ra một quy hoạch xứng tầm, bài bản và ứng xử hài hoà với áp lực từ biến đổi khí hậu.

Còn PGS-TS. Nguyễn Hồng Tiến, nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) cho rằng, trong tương lai, Quảng Nam cần thực hiện dự án kết nối tuyến đường ven biển với trục Đông Trường Sơn, kết nối các tuyến giao thông huyết mạch, hình thành hệ thống hạ ̣tầng kết nối đồng bộ với Đà Nẵng để đẩy mạnh phát triển khu kinh tế ven biển phía đông. Đồng thời, nghiên cứu triển khai xây dựng một số tuyến giao thông công cộng như xe buýt nhanh BRT Đà Nẵng - Hội An, tuyến đường sắt đô thị (LRT) Đà Nẵng - Hội An - Tam Kỳ - Chu Lai theo tuyến đường bộ ven biển.

“Các tuyến giao thông công cộng được đầu tư xây dựng sẽ góp phần thúc đẩy các đô thị ven biển, các khu công nghiệp, khu du lịch, nghỉ dưỡng dọc tuyến ven biển phát triển”, ông Tiến khẳng định.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Lê Trí Thanh, Quảng Nam có khu vực ven biển trải dài qua hơn 100 km có thể khai thác được; từ khu vực tiếp giáp với Đà Nẵng cho đến tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam có chuỗi đô thị hiện hữu mang tính chất đặc thù. Đó là các đô thị Điện Bàn với vị trí, tính chất là không gian mở rộng của đô thị Đà Nẵng về phía nam và mở về phía bắc của đô thị Hội An.

“Trong khi đó, Hội An là đô thị di sản, du lịch nhưng đang chịu sức ép vô cùng lớn. Làm thế nào để duy trì, giải quyết những yêu cầu bức thiết đối với cư dân của khu vực phố cổ, mở rộng đô thị Hội An một cách hài hoà, hợp lý là vấn đề cần đặt ra đối với tỉnh Quảng Nam”, ông Lê Trí Thanh chia sẻ.

Cũng theo ông Lê Trí Thanh, đô thị Duy Xuyên, Thăng Bình có điều kiện phát triển rất tốt vì bám theo sông Thu Bồn, sông Trường Giang, cơ hội khai thác quỹ đất ven biển, ven sông rất lớn. Đô thị hành chính Tam Kỳ trong tương lai có thể mở rộng để trở thành không gian mới, đủ tiêu chí trở thành đô thị loại I và đô thị ven biển, ven vịnh. Còn Núi Thành với vùng ven biển, ven vịnh có thể triển khai cơ sở hạ tầng rất đặc biệt, hội tụ nhiều loại hình giao thông lý tưởng để trở thành đô thị lớn trong tương lai, liên kết với đô thị Dung Quất (Quảng Ngãi).

Theo định hướng, tại vùng Đông, tỉnh Quảng Nam sẽ không giao thành các dự án nhỏ, manh mún mà trên cơ sở quy hoạch, tỉnh sẽ tập trung phát triển các dự án đô thị quy mô lớn, đô thị nhà ở, đô thị du lịch dọc theo trục ven biển, ven sông. Với quy mô lớn như thế, thì chỉ có những nhà đầu tư lớn, đủ tầm mới có thể tham gia cuộc chơi. Vì vậy, dọc ven biển Đà Nẵng và Quảng Nam, tương lai sẽ là chuỗi đô thị đẳng cấp nhìn ra Thái Bình Dương.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc