Nhiều năm qua, người lao động tại Đồng Nai luôn mong muốn có nhà riêng nhưng do giá nhà cao hơn so với thu nhập nên đến nay, giấc mơ có nhà của lao động nhập cư vẫn quá xa vời.
Những năm gần đây, Đồng Nai liên tục có kế hoạch triển khai nhà ở cho người lao động nhưng đến nay, số lượng dự án nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nguyên nhân là do quỹ đất dành cho dự án nhà ở xã hội còn hạn hẹp đồng thời chủ đầu tư cũng không mấy mặn mà vì lợi nhuận thấp.
Cụ thể, Đồng Nai có đến 1,2 triệu lao động, đa số đều là người nhập cư từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Trong số này hầu hết đều đang ở trọ ven các khu công nghiệp, cụm công nghiệp bởi thu nhập không đủ để mua đất đai, nhà ở.
Trên thực tế, hiện nay tại Đồng Nai có nhiều dự án bất động sản. Tuy nhiên các dự án này vẫn chỉ dành cho người có thu nhập tầm trung trở lên, còn lao động tại các nhà máy, xí nghiệp vẫn khó chạm tay tới.
Để hỗ trợ, giữ chân người lao động, thời gian qua, tỉnh cũng đã có nhiều giải pháp phát triển các dự án bất động sản giá rẻ như kêu gọi, ưu đãi thuế với nhà đầu tư triển khai dự án nhà ở xã hội; thu hồi 20% quỹ đất từ các dự án nhà ở thương mại quy mô lớn để làm nhà ở xã hội; khuyến khích doanh nghiệp xây ký túc xá cho công nhân… Nhưng đến nay, số lượng nhà ở xã hội vẫn thấp, người lao động vẫn khó có điều kiện để mua nhà, đất.
Liên quan đến vấn đề này, mới đây vào chiều 16/11, ông Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn. Tại buổi làm việc, ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chia sẻ rằng địa phương đang thiếu hơn 200.000 căn nhà ở xã hội. Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đang coi đây chính là món nợ đối với người lao động trên địa bàn toàn tỉnh.
Ông Dũng nhấn mạnh: "Do không thể mua nhà ở nên người lao động tại Đồng Nai đang phải chen chúc trong các căn nhà trọ chật hẹp. Đặc biệt sau đợt dịch vừa qua, chúng tôi càng nhận thấy rõ những bất cập của nhà trọ nhỏ và đời sống của người lao động không được đảm bảo. Vì vậy trong 5 năm tới, Đồng Nai sẽ tập trung đầu tư nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu của người lao động".
Cũng theo ông Dũng, địa phương có đưa ra một số mô hình nhà ở xã hội, nhưng quá trình thực hiện gặp một số vướng mắc.
Do đó, tỉnh Đồng Nai kiến nghị Bộ Xây dựng hỗ trợ giải quyết chuyển đổi 132ha đất thương mại dịch vụ trong khu công nghiệp đang bỏ trống sang đất xây dựng nhà ở xã hội có đường riêng kết nối ra khu đô thị bên ngoài. Mục đích để đáp ứng nhu cầu nhà ở cấp thiết cho người lao động tại các huyện, thành phố.
Trước những khó khăn, vướng mắc của Đồng Nai, ông Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng nói rằng Đồng Nai đã cố gắng trong việc quản lý xây dựng trên địa bàn.
Thời gian qua, tỉnh đã quan tâm phát triển đô thị, nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, nhưng kết quả đạt mới chỉ hơn 10%. Hiện tại địa phương còn xảy ra tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, phân lô bán nền đất nông nghiệp…
"Địa phương cần quan tâm đến việc triển khai nhà ở xã hội để đẩy nhanh tiến độ các dự án, sớm có sản phẩm bán, cho thuê đối với người thu nhập thấp, nâng cao chất lượng đô thị, đời sống người lao động", ông Nghị nói.
Ông Lê Mạnh Dũng, Phó giám đốc phụ trách Sở Xây dựng Đồng Nai cho biết toàn tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành gần 3.500 căn nhà ở xã hội, trong đó có 1.581 căn dành cho công nhân. Hiện tỉnh đang triển khai 13 dự án nhà ở xã hội có diện tích hơn 59ha, khi hoàn thành sẽ có gần 8.200 căn.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa đề xuất UBND TP. Hà Nội xây dựng mới 5 cầu vượt nhẹ bằng thép nhằm giảm thiểu ùn tắc và tăng khả năng kết nối giao thông tại các quận Nam Từ Liêm, Long Biên, Thanh Xuân và Gia Lâm
Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây (tên thương mại là Starlake Tây Hồ Tây) được xem là khu đô thị có giá chung cư, biệt thự, liền kề đắt đỏ bậc nhất thủ đô khi chung cư có giá hơn 100 triệu đồng/m2, biệt thự lên tới 850 triệu đồng/m2.
Tình trạng mặt bằng cho thuê đóng cửa hàng loạt, rao mãi không có người hỏi đang trở thành nỗi ám ảnh. Ở Hà Nội, TP.HCM, nhiều tuyến phố được mệnh danh “đất vàng” cho kinh doanh nay chứng kiến những bảng cho thuê dày đặc.
Nguồn cung căn hộ mở mới cả năm 2024 đạt khoảng 35.000 căn, cao hơn so với dự báo trước đó là 22.000 - 24.000 căn. Năm 2025, con số này được dự báo tăng lên mức 40.000 căn hộ cho cả hai thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM. Dù nguồn cung sẽ tăng đáng kể nhưng giá khó hạ.
Chủ tịch UBND TP.HCM giao Chủ tịch UBND Quận 1 chủ trì, làm việc với Sở ban ngành liên quan để đề xuất kế hoạch khai thác đối với khu vực trước Chợ Bến Thành, khu vực này cần được triển khai như Quảng trường Thời đại nổi tiếng ở Mỹ.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa đề xuất UBND TP. Hà Nội xây dựng mới 5 cầu vượt nhẹ bằng thép nhằm giảm thiểu ùn tắc và tăng khả năng kết nối giao thông tại các quận Nam Từ Liêm, Long Biên, Thanh Xuân và Gia Lâm
Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây (tên thương mại là Starlake Tây Hồ Tây) được xem là khu đô thị có giá chung cư, biệt thự, liền kề đắt đỏ bậc nhất thủ đô khi chung cư có giá hơn 100 triệu đồng/m2, biệt thự lên tới 850 triệu đồng/m2.
Tình trạng mặt bằng cho thuê đóng cửa hàng loạt, rao mãi không có người hỏi đang trở thành nỗi ám ảnh. Ở Hà Nội, TP.HCM, nhiều tuyến phố được mệnh danh “đất vàng” cho kinh doanh nay chứng kiến những bảng cho thuê dày đặc.
Nguồn cung căn hộ mở mới cả năm 2024 đạt khoảng 35.000 căn, cao hơn so với dự báo trước đó là 22.000 - 24.000 căn. Năm 2025, con số này được dự báo tăng lên mức 40.000 căn hộ cho cả hai thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM. Dù nguồn cung sẽ tăng đáng kể nhưng giá khó hạ.
Chủ tịch UBND TP.HCM giao Chủ tịch UBND Quận 1 chủ trì, làm việc với Sở ban ngành liên quan để đề xuất kế hoạch khai thác đối với khu vực trước Chợ Bến Thành, khu vực này cần được triển khai như Quảng trường Thời đại nổi tiếng ở Mỹ.