Ngày 16/12, ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, lãnh đạo tỉnh vừa làm việc với các địa phương và các công ty cấp nước để lắng nghe các báo cáo, thông tin liên quan đến dự án Xa lộ nước Long Thành.
Nguồn nước để phục vụ trong dự án xa lộ nước Long Thành sẽ lấy từ hồ Trị An, sông Đồng Nai và một số khu vực khác. Ảnh: Tuệ Mẫn
Trong đó, phía Công ty CP nước môi trường Bình Dương (BIWASE, đơn vị đề xuất dự án) cho rằng dự án Xa lộ nước Long Thành (Đồng Nai) được triển khai nhằm mục tiêu cấp nước an toàn khu vực kinh tế, đô thị quanh Cảng hàng không quốc tế Long Thành, huyện Cẩm Mỹ và vùng lân cận.
Bởi hiện nay nhu cầu nước sạch là rất quan trọng để phục vụ sinh hoạt của người dân cũng như phục vụ cho hoạt động của sân bay trong tương lai. Dự án xa lộ nước cũng đảm bảo việc cung cấp nước sạch liên tục, đầy đủ cho mọi đối tượng cần sử dụng nước, góp phần xây dựng hạ tầng đô thị, vệ sinh môi trường cho khu vực các huyện Long Thành, Cẩm Mỹ,… góp phần cho sự phát triển đô thị, kinh tế địa phương.
Nước hồ Trị An xưa nay được dùng để phục vụ cho các dự án nước sạch. Ảnh: Tuệ Mẫn
BIWASE đề xuất công suất cho dự án là cung cấp 60.000m3 nước sạch/ngày đêm cho tầm nhìn 15-20 năm. Dự án sẽ chia làm 2 giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn có công suất 30.000m3 nước sạch/ngày đêm.
Nguồn nước thô cung cấp cho dự án sẽ được lấy từ nguồn nước sau hồ thủy điện Trị An, địa điểm gần Nhà máy nước thô Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu Đồng Nai,... Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 5.200 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 1 là hơn 3.700 tỷ đồng.
Liên quan đến dự án này, ông Cao Tiến Dũng cho rằng, việc triển khai thực hiện dự án xa lộ nước Long Thành là chính xác và cần thiết. Do đó, phải triển khai cho bằng được dự án này nhằm đáp ứng nhu cầu về nước sạch cho sự phát triển trong thời gian tới, hướng tới việc nâng cấp đô thị vùng ven sân bay.
Chủ tịch UBDN tỉnh yêu cầu các địa phương có dự án đi qua phải đưa diện tích đất phục vụ dự án vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030. Các cơ quan chức năng cũng phải đo lường hết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án để có phương án tháo gỡ sớm. UBND tỉnh Đồng Nai cũng giao BIWASE là nhà đầu tư đề xuất dự án đầu tiên chỉnh sửa, hoàn thiện lại hồ sơ đề xuất đầu tư dự án. Khi hoàn thành hồ sơ, nhà đầu tư gửi các đơn vị chức năng xem xét để có chủ trương thực hiện.
Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 có xu hướng khởi sắc ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Một số ngành đã có mức tăng cao hơn trước khi dịch COVID-19 xuất hiện, FDI thực hiện có mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Cú sốc giá cả tăng vọt khiến dân văn phòng trên toàn cầu có xu hướng làm việc tại nhà và hạn chế tụ tập cùng đồng nghiệp
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019, theo số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý II/2022 và 6 tháng đầu năm 2022 của Tổng Cục Thống kê.
Vùng Tây Nguyên đã phát triển hàng trăm sản phẩm theo Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của Chính phủ, giúp nâng cao giá trị nông sản, thoát nghèo cho nhiều nông hộ đồng bào.
Ngày 1-7, hàng ngàn người dân ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM và một số địa phương đổ xô tới các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để làm hộ chiếu theo mẫu mới của Bộ Công an. Trước vấn đề này, ngày 2-7, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A08, Bộ Công an) đã có khuyến cáo.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 5/2022, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt 771 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo báo cáo của Amazon Global Selling, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt 267.93 tỉ USD, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường quốc tế qua Amazon cũng tăng 15% so với cùng kì năm trước.