Đối với dự án nâng cấp, mở rộng đường Thống Nhất (đoạn từ sân bay Tân Sơn Nhất đến cầu Bến Phân), UBND quận Gò Vấp cho biết, tuyến đường Thống Nhất có chiều dài khoảng 2.850m, hiện trạng mặt đường nhỏ đã bị xuống cấp, chiều rộng lòng đường từ 4m đến 9m. Hiện nay đoạn đường này thường xuyên kẹt xe do mặt đường khá nhỏ, lưu lượng xe lớn.
Theo quy hoạch, tuyến đường Thống Nhất là đường kết nối trục Bắc - Nam của quận. Vì vậy, việc đầu tư dự án Nâng cấp mở rộng đường Thống Nhất là rất cần thiết, nhằm tăng cường kết nối giao thông trong khu vực, giảm ùn tắc giao thông, giải quyết nhu cầu thoát nước của khu vực.
UBND quận Gò Vấp cho biết, quy mô dự kiến của dự án sẽ mở rộng đường trên tổng chiều dài toàn tuyến 2.850m; rộng 25m. Diện tích đất dự kiến thu hồi: 27.720m2. Số trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án là 826 trường hợp. Khái toán tổng mức đầu tư dự án là hơn 3.249 tỷ đồng (chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 3.050 tỷ đồng).
Đường Thống Nhất thường xuyên có CSGT điều tiết do lưu lượng xe đông. Ảnh: Quang Sung
Đối với dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Văn Khối (đoạn từ đường Thống Nhất đến đường Lê Văn Thọ), UBND quận Gò Vấp đề xuất quy mô nâng cấp, mở rộng tổng chiều dài toàn tuyến 850m; rộng 20m. Diện tích đất dự kiến thu hồi: 9.936,9m2.
Khái toán tổng mức đầu tư dự án: 903,5 tỷ đồng (chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 855 tỷ đồng).
Đối với dự án nâng cấp, mở rộng đường Lê Đức Thọ (đoạn từ đường Lê Văn Thọ đến đường Nguyễn Oanh), đây là dự án công trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết Đại biểu Đảng bộ quận Gò Vấp lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025, là tuyến đường động lực phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận (có lộ giới quy hoạch 25m).
Đường Lê Đức Thọ đông xe trong giờ cao điểm. Ảnh: Quang Sung
Trước đây, dự án Công trình đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Lê Đức Thọ (đoạn từ đường Lê Văn Thọ đến đường Nguyễn Oanh) đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư công. Quy mô chiều dài tuyến khoảng 2.130m; rộng 20m. Tổng mức đầu tư xây dựng dự kiến: 1.104 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trị dự toán được duyệt nêu trên cho đến nay đã không còn phù hợp với đơn giá hiện nay.
Do đó, UBND quận Gò Vấp hiện đang tiếp tục kiến nghị UBND thành phố xem xét, trình HĐND thành phố phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Công trình đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Lê Đức Thọ (đoạn từ đường Lê Văn Thọ đến đường Nguyễn Oanh). Đồng thời bổ sung dự án này vào danh mục các dự án được bố trí vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, và bố trí vốn đầu tư công để triển khai các bước tiếp theo của dự án.
Đoạn đường đã xuống cấp tại đường Số 6. Ảnh: Quang Sung
Đối với dự án nâng cấp, mở rộng đường Số 6 và xây dựng mới cầu kết nối qua khu ấp Doi, UBND quận Gò Vấp cho biết, khu ấp Doi có diện tích 47,12ha (hình dạng tam giác).
Hiện nay người dân từ khu ấp Doi qua trung tâm phường 15 và trung tâm quận Gò Vấp phải thông qua các hẻm và đường thuộc địa bàn quận 12 (đường Hà Huy Giáp và đường Tô Ngọc Vân), dẫn đến việc lưu thông người dân, cũng như công tác quản lý Nhà nước đối với khu ấp Doi gặp rất nhiều khó khăn.
Theo quy hoạch, đường Số 6 và cầu kết nối qua khu ấp Doi (nay là Khu phố 8) Phường 15, quận Gò Vấp có lộ giới quy hoạch là 20m, với chiều dài toàn tuyến là 1.107m. Điểm đầu tuyến đầu nối với đường Lê Đức Thọ và điểm cuối tuyến nối vào hẻm chính của khu ấp Doi (hẻm chính này có lộ giới quy hoạch là 20m đấu nối ra đường Tô Ngọc Vân thuộc địa bàn quận 12).
Đường Số 6 hiện tại không có vỉa hè. Ảnh: Quang Sung
UBND quận Gò Vấp cho biết, quy mô đề xuất của dự án có tổng chiều dài tuyến 1.150m; rộng 20m. Diện tích đất dự kiến thu hồi 9.560m2.
Khái toán tổng mức đầu tư dự án 885 tỷ đồng (chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 718.993 triệu đồng).
Theo UBND quận Gò Vấp, việc đầu tư nâng cấp mở rộng đường Số 6 và cầu bê tông kết nối qua khu ấp Doi không chỉ giải quyết vấn đề giao thông hiện tại, mà còn tăng cường liên thông kết nối quận Gò Vấp với quận 12.
Thị trường bất động sản đóng băng khiến hàng ngàn môi giới đang phải chật vật, loay hoay với nghề. Nhiều người phải nghỉ việc, tìm kiếm cơ hội ở những môi trường khác để mưu sinh.
Thủ tướng chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt dự án cải tạo và nâng cấp quốc lộ 62 thành đường cấp III Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời làm mới tuyến tránh đoạn huyện Tân Thạnh.
Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội yêu cầu đội trưởng các đội quản lý cấp dưới kiểm soát hoạt động kinh doanh các thiết bị làm mát tích điện, máy phát điện.
Transit Oriented Development, mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị sẽ là tương lai phát triển của TP.HCM, cũng là đòn bẩy giúp phía Đông “thay da, đổi thịt”.
8.000 vụ lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép xảy ra ở Bình Định đặt ra dấu hỏi về lỏng lẻo trong công tác quản lý. Sự việc càng khó xử lý khi nhiều người vi phạm là cán bộ, đảng viên, cựu lãnh đạo cấp tỉnh, sở ngành.
Bưu điện Trung tâm TP Hồ Chí Minh có tuổi đời hơn 1 thế kỷ, được đánh giá nằm ở vị trí thứ 2 trong danh sách 11 bưu điện đẹp nhất thế giới, do Tạp chí kiến trúc Architectural Digest của Mỹ bình chọn. Đây cũng là điểm du lịch nổi tiếng và thu hút nhiều du khách khi đến với TP Hồ Chí Minh.