Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành bốn lần liên tiếp. Trước động thái này của nhà điều hành, cả doanh nghiệp và người dân cùng kỳ vọng về một “cơn mưa” giảm lãi suất cho vay sắp diễn ra. Thế nhưng…
Vào giai đoạn cuối năm ngoái, rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng cạn sạch dòng tiền. Họ rất cần được bơm thêm dòng vốn để tiếp tục duy trì qua giai đoạn khủng hoảng. Tuy nhiên, họ không thể tiếp cận vốn vay vì ngân hàng hết room tín dụng. Trong khi đó, với doanh nghiệp, tiền giống như “ôxy”, như “mạch máu” để sống, vận hành và phát triển. Thời điểm đó, không hiếm doanh nghiệp phải tức tốc đi vay từ người thân, bạn bè thậm chí là phải vay nóng đểdòng tiền không bị đứt đoạn.
Giờ đây, room tín dụng tại các ngân hàng thương mại lại thoải mái, thậm chí dư thừa nhưng doanh nghiệp lại tiếp tục đối mặt với bài toán lãi suất cao.Vài tháng gần đây, nhiều doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh, chỉ gồng lãi ngân hàng. Trong đó, khủng hoảng nhất có thể kể đến là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ - nhóm chiếm đến 96% trong khu vực kinh tế tư nhân cần phải được tiếp sức về vốn.
Như lời một đại diện doanh nghiệp: “Trước thời điểm dịch COVID-19, lãi suất cho vay thế chấp chỉ khoảng 8%/năm, giờ đây lên khoảng 10,5%/năm. Thế nhưng có bao nhiêu tài sản thì trong hainăm dịch COVID-19 đã nằm trong ngân hàng hết rồi. Giờ đây, muốn vay vốn để triển khai dự án kinh doanh thì phải vay tín chấp với lãi suất cao ngất ngưởng lên tới gần 17%-20%/năm. Với mức lãi suất này thì những doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi không dám cựa quậy”.
Trong những năm qua, lực lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đóng góp 48% vào GDP cả nước và tạo ra 50% số lượng việc làm của toàn nền kinh tế. Quan trọng là thế nhưng đây lại là đối tượng mà các ngân hàng thương mại không mấy ưu ái cho vay.
Thời gian qua, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo ngành chức năng, Ngân hàng Nhà nước phải tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn giá rẻ, góp phần bơm “ôxy” cho họ vận hành, phát triển tốt. Dù Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp và đã có những động thái tích cực để gỡ vướng cho các doanh nghiệp tiếp cận các gói tín dụng nhưng hiệu quả vẫn không được như kỳ vọng. Các doanh nghiệp một mặt vẫn đang gặp khó về tiếp cận vốn vay, một mặt gặp vướng về lãi suất cao.
Do đó, doanh nghiệp kỳ vọng các tổ chức tín dụng cần tiếp tục xây dựng chính sách tín dụng phù hợp đối với từng loại hình doanh nghiệp. Đồng thời, các ngân hàng thương mại cần tư vấn về lãi suất cho vay đối với khách hàng để giúp doanh nghiệp phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Song song đó cần kịp thời ban hành các chính sách ưu đãi, chia sẻ khó khăn về lãi suất với khách hàng, đẩy mạnh việc cho vay tín chấpđể bổ sung vốn cho các doanh nghiệp.
Lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết đơn vị đã hoàn thành việc giải quyết nghĩa vụ tài chính cho 15.800 hồ sơ thuế từ ngày 1/8.
Thông tin bầu Thụy lên kế hoạch xây dựng học viện bóng đá tiêu chuẩn cao nhất châu Á với diện tích 90 ha tại tỉnh Ninh Bình không có gì lạ. Đây là một bước tiến mang tính lô-gíc nếu xét theo các động thái đầy tham vọng của doanh nhân này.
Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 4.233 và chờ giải thể lên đến 7.410 doanh nghiệp.
Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.
Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2025 với tốc độ cao hơn năm 2024, là năm chứng kiến nhiều bất ổn kinh tế toàn cầu và thay đổi về chính sách ở nhiều quốc gia.