Theo đó, so với báo cáo đầu kỳ nghiên cứu tiền khả thi cách nay 5 tháng, tổng mức đầu tư dự án đường trên cao Bắc - Nam từ đường Cộng Hòa đến đường Nguyễn Văn Linh hiện nay được ước tính đã tăng hơn 8.000 tỷ đồng.
Thông tin của CII, dự án đường trên cao Bắc - Nam TP.HCM dài 14,1km tạo trục đường trên cao xuyên suốt theo tuyến Bắc - Nam, kết nối khu vực trung tâm thành phố (quận 1, 3, 5, 4) với khu đô thị Nam Sài Gòn và sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo CII, do chưa đủ điều kiện xác định thời điểm chính thức làm dự án nên qua tính toán tại thời điểm năm 2022, tổng mức đầu tư dự án 38.192 tỷ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 18.992 tỷ đồng, chi phí làm đường 19.200 tỷ đồng. So với báo cáo đầu kỳ trước đó, tổng đầu tư lần này tăng hơn 8.000 tỷ đồng, chi phí tăng phần lớn do bồi thường giải phóng mặt bằng.
Cụ thể, theo CII khi thực hiện dự án, tổng diện tích giải phóng mặt bằng dự kiến khoảng 12,129ha tại các quận Tân Bình, 3, 10, 1, 5 và quận 8. Tổng số hộ bị giải tỏa trắng 1.186 hộ, do đó cần phải chuẩn bị xây dựng các khu tái định cư cho người dân.
Qua nghiên cứu, CII kiến nghị 2 khu vực có thể xây dựng khu tái định cư gồm 2 lô đất trong khu C30 quận Tân Bình và quận 10 (Đây là khu vực đã được quy hoạch để xây dựng khu tái định cư và nhà ở xã hội. Dự kiến xây dựng được 512 căn hộ tái định cư (từ 45 - 90 m2/căn hộ) và một phần đất trong cù lao Nguyễn Kiệu.
Theo kết quả tính toán, do suất đầu tư quá lớn nên việc thực hiện toàn bộ dự án bằng hình thức PPP hoàn toàn không khả thi. Do đó, Công ty CII kiến nghị tách dự án làm hai dự án độc lập.
Bao gồm: dự án 1 đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng nhà tái định cư, được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách. Dự án 2 đầu tư xây dựng đường trên cao được đầu tư bằng hình thức BOT. Thời gian xây dựng dự án 2 là 36 tháng và sẽ được triển khai khi dự án 1 đã hoàn thành.
Theo Công ty CII, tổng mức đầu tư dự án 2 là 21.442,8 tỷ đồng, bao gồm cả lãi dự kiến phát sinh trong thời gian thi công hơn 2.242,8 tỷ. Qua tính toán lưu lượng mất tới hơn 50 năm nhà đầu tư mới thu phí hoàn vốn 90%. Trong khi Luật tín dụng Việt Nam hiện nay quy định thời gian vay vốn tối đa chỉ 20 năm. Vì vậy, CII kiến nghị được khai thác dịch vụ phía trên đường để hoàn vốn cho 24% chi phí xây dựng, tương đương 5.150 tỷ đồng.
Cụ thể, công ty CII kiến nghị được đầu tư xây dựng và khai thác căn hộ dịch vụ cho thuê 49 năm phía trên phần đường xuyên qua cù lao Nguyễn Kiệu (quận 4) để bổ sung nguồn hoàn vốn cho dự án. Đồng thời, đây là dự án đường trên cao chạy xuyên qua nội đô nên cần thiết phải có một nhà điều hành có khả năng tiếp giáp với tuyến đường trên cao để phục vụ công tác quản lý thu phí, duy tu, sửa chữa và cứu hộ cứu nạn khẩn cấp...
Vị trí này kiến nghị được giao lô A9 thuộc khu C30 (quận Tân Bình) để xây dựng nhà điều hành và văn phòng cho thuê. Phần văn phòng cho thuê để hoàn vốn đầu tư xây dựng nhà điều hành. Qua đó, CII kiến nghị các cấp thẩm quyền xem xét thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
Tuyến đường trên cao Bắc - Nam chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: dài 3,4 km, theo quy hoạch tuyến trên cao số 1: từ nút giao Cộng Hòa - Trường Chinh, đi dọc theo đường Cộng hòa đến nút giao Lăng Cha Cả;
Đoạn 2: dài 2,6 km, theo quy hoạch tuyến trên cao số 2: từ nút giao Lăng Cha cả, dọc theo Bùi Thị Xuân đến vị trí cầu số 5 trên kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè - hẻm số 656 Cách Mạng Tháng Tám - ngã ba Bắc Hải - Thành Thái;
Đoạn 3: dài 8,1 km, theo quy hoạch tuyến trên cao số 3: Từ ngã ba Bắc Hải - Thành Thái theo Thành Thái - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - dọc kênh Ông Lớn đến đường Nguyễn Văn Linh (tại vị trí tiếp giáp giữa nút giao cầu Ông Lớn và cầu Ông Bé trên đường Nguyễn Văn Linh).
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc