Theo trang tin CNBC, cuộc họp chính sách tiền tệ đầu tiên trong năm 2023 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ kết thúc vào chiều ngày 1/2 theo giờ Washington, tức rạng sáng ngày 2/2 theo giờ Việt Nam. Thị trường kỳ vọng ngân hàng trung ương này sẽ nâng lãi suất chỉ 0,25 điểm phần trăm, và phát tín hiệu cảnh giác trong cuộc chiến chống lạm phát ngay cả khi bước nhảy lãi suất được rút ngắn.
Tháng 12 vừa qua, Fed đã giảm tốc độ tăng lãi suất còn 0,5 điểm phần trăm sau 4 lần liên tiếp áp dụng bước nhảy 0,75 điểm phần trăm. Nếu mức tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm được áp dụng vào lần này, đây sẽ đợt tăng lãi suất nhỏ nhất của Fed kể từ khi chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ bắt đầu vào tháng 3 năm ngoái.
Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ có một buổi họp báo sau khi cuộc họp tăng lãi suất kết thúc. Ảnh: CNBC.
Hiện tại, mọi sự chú ý đều đổ dồn vào cuộc họp báo mà Chủ tịch Fed Jerome Powell chủ trì đêm nay vì ông đang phải đối mặt với một nhiệm vụ rất khó khăn: Làm dịu phản ứng trên thị trường tài chính. Trước đó, thị trường chứng khoán Mỹ đã rất hưng phấn khi nhà đầu tư kỳ vọng sẽ có một cuộc "hạ cánh mềm" cho nền kinh tế - lạm phát được dập tắt và quay lại thời kỳ chính sách nới lỏng.
“Làm thế nào để ông Powell có thể giảm bớt sự hưng phấn trên thị trường khi nhà đầu tư cho rằng đã đến gần cuối của chu kỳ tăng lãi suất?", Giám đốc đầu tư Peter Boockvar của Bleakley Financial Group đặt ra câu hỏi. Theo ông Boockvar, chủ tịch Powell có thể cứng rắn thông báo rằng Fed sẽ giữ trạng thái thắt chặt trong một thời gian nữa, vì hoàn thành tăng lãi suất không có nghĩa là chuyển sang nới lỏng.
Đây là đợt nâng lãi suất thứ 8 của Fed kể từ tháng 3/2022. Nếu mức tăng là 0,25 điểm phần trăm như kỳ vọng, lãi suất quỹ liên bang sẽ đạt 4,5-4,75%, chỉ cách 0,25 điểm phần trăm so với mức cực đại 5,25% mà Fed dự kiến.
“Tôi cho rằng ông ấy sẽ dập tắt kỳ vọng của các nhà đầu tư về khả năng nới lỏng chính sách tài khóa. Thị trường đã quá hưng phấn trong tháng này và Fed không mong muốn như vậy”, ông Rick Rieder - Giám đốc Đầu tư mảng trái phiếu toàn cầu của BlackRock - nói.
Cụ thể, nới lỏng tín dụng và thị trường chứng khoán tăng quá nhanh có thể phá hỏng nỗ lực của Fed trong việc hạ nhiệt nền kinh tế. Chỉ trong tháng 1/2023, chỉ số S&P 500 đã tăng 6,2%, trong đó nhóm công nghệ tăng 9,2%. Tỷ giá USD đã giảm dần từ cuối năm ngoái, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm hiện chỉ còn 3,5% - thấp hơn nhiều so với mức đỉnh.
Do đó, ông Rieder dự báo trong cuộc họp báo ngày 2/1, chủ tịch Powell sẽ phát biểu bằng những ngôn từ mang tính chất cứng rắn để kìm chế thị trường.
Đồng tình với ý kiến trên, chiến lược gia trưởng Jim Caron của Morgan Stanley Investment nhận định: “Tôi tin là ông Powell sẽ cứng rắn hơn đối với thị trường. Ông ấy cần bảo vệ mức lãi suất cực đại 5-5,25% mà Fed dự kiến”. Ông cho rằng việc Fed giảm bước nhảy lãi suất chỉ là một động thái mềm mỏng chứ không phải từ bỏ việc thắt chặt chính sách tài khóa.
Tuy nhiên, ông Caron cũng nhận định chủ tịch Fed khó có thể tỏ ra cứng rắn quá mức vì điều này sẽ "tạo phản ứng ngược trong việc truyền tải quan điểm của ngân hàng trung ương tới công chúng".
Thị trường chứng khoán Mỹ đã quá hưng phấn trong tháng 1/2023. Ảnh: Reuters.
Hiện tại, giới đầu tư đang rất muốn nghe nhận định của ông Powell về sức khoẻ nền kinh tế Mỹ và liệu ông có dự báo suy thoái hay không. Mặc dù Fed không cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới suy thoái, cơ quan này dự báo tăng trưởng năm 2023 sẽ rất yếu và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng mạnh lên mức 4,6% trong năm nay.
Các chuyên gia dự báo Fed không có thay đổi lớn nào trong tuyên bố chính sách sau cuộc họp ngày 1/2. Cơ quan này sẽ “tiếp tục tăng lãi suất” trong tầm mục tiêu để đạt tới một vị thế chính sách có thể đẩy lùi lạm phát về 2%.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng Fed cần thêm dữ liệu kinh tế ít nhất tới tháng 3 để xem xét lại khả năng điều chỉnh chính sách tài khóa. Nếu ngân hàng trung ương này duy trì tốc độ tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm mỗi lần, nhiều khả năng sẽ chỉ có thêm 2 đợt tăng nữa trong chu kỳ này.
Việt Nam đang được xem là nơi có mức độ chấp nhận cũng như phát triển công nghệ blockchain hàng đầu, với quy mô thị trường có thể tăng gấp 5 lần trong vòng 5 năm.
Tập đoàn chăm sóc sức khỏe có trụ sở tại Singapore đang đàm phán để mua cổ phần bệnh viện FV. Hai cổ đông lớn của bệnh viện FV hiện nay là nhóm cổ đông bác sĩ Jean-Marcel Guillon và Quadria Capital.
Họ khiến nhiều người phải ngưỡng mộ không chỉ với khối tài sản khổng lồ mà còn với profile “khủng”: tốt nghiệp từ những trường danh tiếng và nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính trước khi được cất nhắc lên các vị trí cao tại ngân hàng của gia đình.
Bên cạnh diễn biến thị trường chung trở nên rung lắc, nhà đầu tư nước ngoài cũng đã trở lại trạng thái bán ròng quen thuộc trong thời gian gần đây, với giá trị đạt hơn 230 tỷ đồng.
Để TP Thủ Đức (TP.HCM) trở thành hình mẫu kinh tế lý tưởng cần có những giải pháp đột phá, sáng tạo nhằm khơi thông điểm nghẽn, giúp phát huy tối đa tiềm năng vốn có
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục đi lên mạnh mẽ với sắc xanh lan tỏa ra nhiều nhóm ngành, đáng chú ý khối ngoại cũng trở lại mua ròng sau 5 phiên bán ròng liên tiếp.