Thứ hai, 29/04/2024

Giao dịch giá trị lớn lĩnh vực công: Cần bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt

22/04/2022 6:00 AM (GMT+7)

Chia sẻ giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên, Trường Đại học Thương mại cho rằng: Cần bổ sung quy định các giao dịch có giá trị lớn bắt buộc phải thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trong lĩnh vực công, hành chính công.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên, phát triển TTKDTM là xu hướng tất yếu tại các quốc gia, trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ, trong khi, thực trạng TTKDTM tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập.

Để thực hiện được mục tiêu này cần áp dụng đồng bộ các giải pháp cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Trong đó, hoàn thiện hành lang pháp lý, văn bản hướng dẫn quy định chi tiết về TTKDTM, có cơ chế khuyến khích TTKDTM đối với thu thuế, phí và các dịch vụ công qua ngân hàng.

Riêng đối với lĩnh vực công, hành chính công, việc hoàn thiện hành lang pháp lý để đẩy mạnh TTKDTM đóng một vai trò quan trọng giúp chống tham nhũng, rửa tiền.

Giao dịch giá trị lớn lĩnh vực công: Cần bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt - Ảnh 1.

Giao dịch giá trị lớn trong khu vực công cần có quy chế bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt.


Chuyên gia Trường Đại học Thương mại khuyến nghị, trong lĩnh vực vực công, hành chính công, các cơ quan chức năng cần sửa đổi, hoàn thiện hành lang pháp lý, văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết về phương thức định danh số (ID digital), thủ tục nhận biết người dùng bằng phương thức điện tử (e-KYC), quản lý hoạt động ngân hàng điện tử an toàn, hiệu quả và phòng chống rủi ro khi thực hiện TTKDTM.

Cần phân định rõ quyền hạn trách nhiệm của các chủ thể tham gia thanh toán, trên cơ sở đó, kiểm soát rủi ro pháp lý một cách thích hợp, phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế được các định chế tài chính, tiền tệ quốc tế khuyến nghị, hoặc được áp dụng chung ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Có những biện pháp hiệu quả trong giám sát, phát hiện và xử lý gian lận; tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử.

Đồng thời, ban hành cơ chế chia sẻ dữ liệu, xây dựng hệ thống giao tiếp ứng dụng lập trình mở (Open IPI) liên thông, hoàn thiện hệ thống kết nối hạ tầng thanh toán điện tử của các ngân hàng thương mại (NHTM) với hạ tầng của cơ quan thuế, hải quan, kho bạc nhà nước để phục vụ yêu cầu phối hợp thu ngân sách nhà nước bằng phương thức điện tử.

Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông và thanh toán quốc gia đồng bộ, thống nhất giữa các tổ chức tài chính và trung gian thanh toán.

“Cần bổ sung quy định các giao dịch có giá trị lớn (chẳng hạn 100 triệu đồng trở lên) bắt buộc phải TTKDTM. Các cơ sở kinh doanh bán lẻ quy mô lớn phải đảm bảo tỉ lệ % doanh thu tối thiểu thanh toán bằng chuyển khoản theo quy định. Tỉ lệ này có thể quy định khác nhau theo quy mô doanh nghiệp, theo địa bàn kinh doanh và tăng dần theo một lộ trình nhất định”, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên nhấn mạnh.

Bà Liên cũng cho rằng, cần thúc đẩy giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn và có cơ chế khuyến khích TTKDTM đối với thu thuế, phí và các dịch vụ công qua ngân hàng. Khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp... thanh toán các hóa đơn định kì (điện, nước, viễn thông, học phí...) bằng các hình thức TTKDTM, đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua ngân hàng.

Đối với các NHTM, tổ chức trung gian thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cần tiếp tục đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng theo hướng phát triển ngân hàng số.

Hoàn thiện quy trình xử lý giao dịch của ngân hàng theo hướng số hóa, tự động hóa, an toàn và thuận tiện. Thường xuyên cập nhật và áp dụng các biện pháp tiên tiến bảo đảm an ninh, an toàn cho hệ thống thanh toán.

Các ngân hàng cần đẩy mạnh xây dựng chính sách bảo mật nội bộ, cơ chế thiết lập mật khẩu, xây dựng quy trình khắc phục sự cố sau thảm họa; chú trọng đầu tư các công cụ, chương trình phần mềm hỗ trợ đảm bảo an toàn hệ thống thông tin để hạn chế tối đa các trường hợp xâm nhập hệ thống, thất thoát dữ liệu, mã độc tấn công.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Các ông lớn Google, Facebook, Tiktok... nộp hơn nửa tỷ USD tiền thuế ở Việt Nam

Các ông lớn Google, Facebook, Tiktok... nộp hơn nửa tỷ USD tiền thuế ở Việt Nam

Theo dữ liệu của Tổng cục Thuế, 4 tháng đầu năm 2024, các "ông lớn" như Google, Facebook, Tiktok, Microsoft, Netflix hoạt động ở Việt Nam đã nộp hơn 3.000 tỷ đồng tiền thuế.

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý đầu năm, Novaland (HoSE; NVL) tiếp tục ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 600 tỷ đồng, tăng gần 1,5 lần so với mức lỗ ròng hơn 410 tỷ đồng của năm ngoái.

Eximbank có chủ tịch mới

Eximbank có chủ tịch mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank; HoSE: EIB) vừa công bố thông tin về việc bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT Eximbank, giữ chức chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Trả lời cổ đông tại đại hội về sự vụ gần đây liên quan đến chủ thẻ thẻ tín dụng nợ hơn 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, ông Nguyễn Hoàng Hải, Quyền CEO Eximbank cho biết đây là một bài học lớn.