Thứ năm, 18/04/2024

Góp tiền lập làng sinh thái, không thể thiếu doanh nghiệp đứng ra làm

13/09/2021 7:00 AM (GMT+7)

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản cho rằng, cần có tổ chức doanh nghiệp đứng ra thành lập làng sinh thái để nhà đầu tư tham gia đảm bảo được an toàn, quyền lợi.

Làn sóng "lập làng sinh thái" ngày càng nở rộ, nhưng nó đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc các cá nhân tự làm sẽ không đảm bảo hiệu quả trong quá trình thực thi và quản lý. Do đó, cần có những doanh nghiệp đứng ra làm để đảm bảo tính minh bạch, an toàn cho nhà đầu tư.

Cần doanh nghiệp chuyên nghiệp tham gia

Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch thường trực Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho biết, không phủ nhận những điều tích cực mà xu hướng "lập làng sinh thái" đem lại. Tuy nhiên, việc cá nhân kêu gọi góp tiền thành lập sẽ mang lại rủi ro lớn, trường hợp xấu nhất nhà đầu tư có thể mất trắng tài sản.

Giải pháp an toàn khi góp tiền lập làng sinh thái? - Ảnh 1.

Khi doanh nghiệp tham gia sẽ dễ dàng lập dự án xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư. (Trong ảnh là khu đất ở tỉnh Hòa Bình). Ảnh: Nguyễn Minh

Do đó, ông Điệp cho rằng, cần có doanh nghiệp bất động sản đứng ra thành lập. Bởi lẽ, khi doanh nghiệp thành lập dự án có đầy đủ quy hoạch, bản vẽ cũng như phương án để xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Vừa đảm bảo tính quy mô chuyên nghiệp, vừa đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư tham gia.

"Đa phần những quỹ đất rộng có thể thành lập được làng đều là đất rừng, đất sản xuất lâu năm, nếu như chỉ có các cá nhân đứng lên kêu gọi thì khó có thể xin chuyển đổi mục đích được. Do đó, cần có các doanh nghiệp bất động sản tham gia, khi được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không chỉ là ngôi nhà thứ 2 mà đây cũng như một sản phẩm đầu tư lâu dài", ông Điệp nói.

Vị chuyên gia cho rằng, khi có các doanh nghiệp chung tay, cơ sở hạ tầng cũng được đồng bộ, thuận tiện hơn. "Những nơi đất rộng gần rừng, núi hiện nay đa phần đều chưa được hoàn thiện hạ tầng, đường sá vẫn còn lầy lội, bùn đất. Khi có doanh nghiệp tham gia, chắc chắn hạ tầng sẽ được xây dựng đồng bộ hơn".

Về phía doanh nghiệp, ông Điệp cho rằng, mô hình làng sinh thái cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng vẫn cần đảm bảo tính chất "bỏ phố về quê" đúng nghĩa.

"Thực tế, hiện nay một số ít doanh nghiệp cũng tham gia vào phân khúc này. Tuy nhiên, những dự án hiện nay tôi thấy đa phần họ vẫn xây nhà san sát nhau. Nếu làm như vậy chẳng khác gì nhà đầu tư mua một lô đất ở đâu đó rồi xây nhà lên ở.

Xu hướng bỏ phố về quê, khi nhà đầu tư tham gia họ cần không gian rộng rãi, thoáng mát để nghỉ ngơi. Bên cạnh đó họ có nhu cầu đất rộng làm vườn để trồng cây cối. Theo tôi, đây là điều doanh nghiệp tham gia cần chú ý, nếu không sẽ làm mất tính chất của xu hướng này", vị chuyên gia khẳng định.

Pháp luật dành cho doanh nghiệp rất chặt chẽ

Đồng quan điểm với ông Điệp, tiếp tục chia sẻ về xu hướng lập làng sinh thái, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, các cá nhân muốn tự đứng lên kêu gọi cũng có thể thành lập doanh nghiệp. Khi đó tổ chức được cấp phép hoạt động đứng lên kêu gọi sẽ đảm bảo minh bạch, an toàn cho nhà đầu tư góp vốn cùng.

"Những người góp vốn chung có thể cùng nhau thành lập doanh nghiệp, khi đó nhà đầu tư có thể đảm bảo an toàn cho tài sản, bởi các quy định, luật dành cho doanh nghiệp rất chặt chẽ", ông Đính nói.

Ông cho rằng, doanh nghiệp  tham gia sẽ đảm bảo  đồng bộ cũng như an ninh cho nhà đầu tư trong quá trình sử dụng. Hơn nữa, nếu ai có ý định cho thuê lại căn hộ trong những ngày gia đình không về nghỉ ngơi thì các doanh nghiệp cũng có thể đứng ra cho thuê và quản lý.

Giải pháp an toàn khi góp tiền lập làng sinh thái? - Ảnh 3.

Một ngôi làng sinh thái tại Lâm Đồng được xây dựng đồng bộ. Ảnh: Nguyễn Minh

"Nếu đã thành lập làng sinh thái để đảm bảo không gian trong lành, mát mẻ và đẹp thì tôi cho rằng cần có doanh nghiệp đảm bảo. Khi đó, họ có kiến trúc sư thiết kế đồng bộ các ngôi nhà sao cho phù hợp để đảm bảo mỹ quan đúng với xu hướng này.

Hơn nữa, những người tham gia đa phần sử dụng làm ngôi nhà thứ 2, không ở thường xuyên tại đó. Do vậy, cần có ban quản trị đứng ra quản lý, vận hành trong quá trình sử dụng để người tham gia có những trải nghiệm tốt nhất. Ngay cả khi họ lâu không về lại ngôi nhà đó thì vẫn có người lau dọn, trông coi", vị chuyên gia nói.

Ông Đính cho rằng, đây cũng là cơ hội để cho các doanh nghiệp bất động sản có mức vốn hạn chế tham gia đầu tư. Nhưng cần tính toán kỹ lưỡng về mức kinh phí sao cho phù hợp với đại đa số người tham gia.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Từ 1/5, tỉnh Bình Dương sẽ có 5 thành phố, nhiều nhất cả nước

Từ 1/5, tỉnh Bình Dương sẽ có 5 thành phố, nhiều nhất cả nước

Sau khi thị xã Bến Cát trở thành TP Bến Cát, Bình Dương sẽ có tổng cộng 5 thành phố và là tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước.

Trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 dự án nhà ở tại TP Thủ Đức

Trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 dự án nhà ở tại TP Thủ Đức

UBND TP Thủ Đức (TP.HCM) đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 4 dự án và điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở với tổng vốn đầu tư 6.860 tỉ đồng.

Bình Dương sẽ dời nhiều trụ sở công ty khỏi khu công nghiệp Bình Đường

Bình Dương sẽ dời nhiều trụ sở công ty khỏi khu công nghiệp Bình Đường

Đa số các công ty trong khu công nghiệp Bình Đường (tỉnh Bình Dương) mong muốn tiếp tục tham gia chuyển đổi công năng phát triển thương mại và dịch vụ của khu công nghiệp.

Khởi động dự án khu đô thị có vốn đầu tư 1 tỷ USD ở Bình Dương

Khởi động dự án khu đô thị có vốn đầu tư 1 tỷ USD ở Bình Dương

UBND tỉnh Bình Dương đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án bất động sản Khu đô thị Một Thế Giới cho Tập đoàn Kim Oanh (Kim Oanh Group). Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD

Cần hơn 109 tỉ đồng để vận hành metro số 1

Cần hơn 109 tỉ đồng để vận hành metro số 1

Để đảm bảo tiến độ vận hành khai thác thương mại trong năm 2024, đơn vị vận hành Metro số 1 đã lập phương án tài chính với các chi phí phát sinh.

Hàng ngàn nhà ở xã hội tại TP.HCM chưa được cấp sổ hồng

Hàng ngàn nhà ở xã hội tại TP.HCM chưa được cấp sổ hồng

TP.HCM còn 4 dự án nhà ở xã hội với 2.704 căn nhà đang bị vướng mắc pháp lý, chưa thể cấp sổ hổng. Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống và quyền lợi của người mua nhà.