Tin từ Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông Hà Nội cho biết vừa hoàn thành việc lắp đặt 66 nút đèn tín hiệu giao thông với tổng mức đầu tư 80 tỷ đồng từ ngân sách TP Hà Nội.
Cụ thể, tại quận Thanh Xuân đã lắp đặt đèn tín hiệu tại các nút giao Đường Kim Giang - ngõ 460 Khương Đình. Quận Cầu Giấy lắp đặt nút đèn tín hiệu ở nút giao đường Thọ Tháp - Khúc Thừa Dụ.
Quận Hai Bà Trưng lắp đặt đèn tín hiệu ở nút giao tại cổng ký túc xá trường Đại học Bách Khoa (Đường Trần Đại Nghĩa). Quận Tây Hồ đoạn nối phố Phú Xá - Ngõ 15 đường An Dương Vương được bố trí nút đèn tín hiệu.
Ở quận Hà Đông đã lắp đặt nút đèn tín hiệu ở nút Văn Khê - Kiến Hưng; nút giao Lê Trọng Tấn - cổng số 1 Geleximco.
Đáng chú ý, ở quận Long Biên được bố trí thêm nhiều nút đèn tín hiệu như: Ngã tư phố Huỳnh Văn Nghệ - phố Nguyễn Lam; nút giao phố Đoàn Khuê - Đào Văn Tập; nút giao ngã tư phố Vũ Xuân Thiều - đường Phúc Lợi; nút giao đường Hồng Tiến - Lâm Hạ; nút giao đường Nguyễn Cao Luyện - Trần Văn Trà; nút giao đường Lưu Khánh Đàm - Bùi Thiện Ngộ; nút giao đường Ngô Huy Quỳnh - Bùi Thiện Ngộ.
Tại các huyện ngoại thành như: Đông Anh lắp đặt đèn tín hiệu nút giao ngã tư đường Việt Hùng với đường Đào Cam Mộc; đường Dục Nội với đường vào UBND xã Việt Hưng; nút giao giữa đường gom với các hầm chui (khu vực xã Tiên Dương, xã Nguyên Khuê) - Võ Nguyên Giáp - hầm chui Nguyên Khuê 1 + 2; nút giao hầm chui Võ Nguyên Giáp số 1 (Võ Nguyên Giáp - hầm chui sông Tiếp 2); nút giao hầm chui Võ Nguyên Giáp số 2 (Võ Nguyên Giáp - hầm chui sông Tiếp 2); nút giao QL3 vào đường Trường Sa; nút giao đường Cao Lỗ - đường Cổ Loa, xã Uy Nỗ; nút giao QL3 - đường ga Đông Anh;
Ngoài ra, các huyện: Chương Mỹ, Thanh Oai, Thanh Trì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Quốc Oai, Ba Vì, Sóc Sơn, thị xã Sơn Tây cũng có nhiều nút giao được đầu tư lắp đặt đèn tín hiệu giao thông.
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định 168 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Theo quy định tại Nghị định 168 của Chính phủ, hành vi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt từ 18 - 20 triệu đồng đối với ô tô và 4 - 6 triệu đồng đối với xe mô tô, đồng thời bị trừ 4 điểm trên GPLX.
Trước đó, UBND TP Hà Nội vừa công bố Quyết định số 6809/QĐ-UBND phê duyệt chương trình phát triển đô thị Thủ đô giai đoạn đến năm 2035. Theo đó, tính sơ bộ tổng số vốn đầu tư phát triển tối thiểu đến năm 2035 là 2.987.303 tỷ đồng. Trong đó, tổng số vốn dành cho hạ tầng khung là 1.273.791 tỷ đồng và vốn dành cho nâng cấp đô thị là 1.713.512 tỷ đồng, được huy động từ đa dạng nguồn vốn.
Chương trình xác định mục tiêu đến năm 2030 phát triển Hà Nội thành đô thị hiện đại, trung tâm hỗ trợ thúc đẩy liên kết vùng, trung tâm dịch vụ tổng hợp của cả nước, điểm đến kinh tế, văn hóa hấp dẫn của quốc tế. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 65% - 70%, tỷ lệ sử dụng giao thông công cộng hiện đại đạt 30%.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa đề xuất UBND TP. Hà Nội xây dựng mới 5 cầu vượt nhẹ bằng thép nhằm giảm thiểu ùn tắc và tăng khả năng kết nối giao thông tại các quận Nam Từ Liêm, Long Biên, Thanh Xuân và Gia Lâm
Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây (tên thương mại là Starlake Tây Hồ Tây) được xem là khu đô thị có giá chung cư, biệt thự, liền kề đắt đỏ bậc nhất thủ đô khi chung cư có giá hơn 100 triệu đồng/m2, biệt thự lên tới 850 triệu đồng/m2.
Tình trạng mặt bằng cho thuê đóng cửa hàng loạt, rao mãi không có người hỏi đang trở thành nỗi ám ảnh. Ở Hà Nội, TP.HCM, nhiều tuyến phố được mệnh danh “đất vàng” cho kinh doanh nay chứng kiến những bảng cho thuê dày đặc.
Nguồn cung căn hộ mở mới cả năm 2024 đạt khoảng 35.000 căn, cao hơn so với dự báo trước đó là 22.000 - 24.000 căn. Năm 2025, con số này được dự báo tăng lên mức 40.000 căn hộ cho cả hai thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM. Dù nguồn cung sẽ tăng đáng kể nhưng giá khó hạ.
Chủ tịch UBND TP.HCM giao Chủ tịch UBND Quận 1 chủ trì, làm việc với Sở ban ngành liên quan để đề xuất kế hoạch khai thác đối với khu vực trước Chợ Bến Thành, khu vực này cần được triển khai như Quảng trường Thời đại nổi tiếng ở Mỹ.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa đề xuất UBND TP. Hà Nội xây dựng mới 5 cầu vượt nhẹ bằng thép nhằm giảm thiểu ùn tắc và tăng khả năng kết nối giao thông tại các quận Nam Từ Liêm, Long Biên, Thanh Xuân và Gia Lâm
Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây (tên thương mại là Starlake Tây Hồ Tây) được xem là khu đô thị có giá chung cư, biệt thự, liền kề đắt đỏ bậc nhất thủ đô khi chung cư có giá hơn 100 triệu đồng/m2, biệt thự lên tới 850 triệu đồng/m2.
Tình trạng mặt bằng cho thuê đóng cửa hàng loạt, rao mãi không có người hỏi đang trở thành nỗi ám ảnh. Ở Hà Nội, TP.HCM, nhiều tuyến phố được mệnh danh “đất vàng” cho kinh doanh nay chứng kiến những bảng cho thuê dày đặc.
Nguồn cung căn hộ mở mới cả năm 2024 đạt khoảng 35.000 căn, cao hơn so với dự báo trước đó là 22.000 - 24.000 căn. Năm 2025, con số này được dự báo tăng lên mức 40.000 căn hộ cho cả hai thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM. Dù nguồn cung sẽ tăng đáng kể nhưng giá khó hạ.
Chủ tịch UBND TP.HCM giao Chủ tịch UBND Quận 1 chủ trì, làm việc với Sở ban ngành liên quan để đề xuất kế hoạch khai thác đối với khu vực trước Chợ Bến Thành, khu vực này cần được triển khai như Quảng trường Thời đại nổi tiếng ở Mỹ.