Hà Nội chuyển cơ quan điều tra 6 vụ liên quan đến hàng giả, hàng lậu
Hoàng Thành
22/05/2025 7:59 PM (GMT+7)
Trong tháng 5/2025, các lực lượng chức năng Hà Nội đã kiểm tra 493 trường hợp, xử lý 444 vụ việc; chuyển cơ quan điều tra 6 vụ việc; phạt hành chính 5,9 tỷ đồng; trị giá hàng hóa vi phạm là 4,7 tỷ đồng liên quan đến hàng giả, hàng lậu...
Hà Nội phát hiện đường dây sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng giả với số lượng lên tới 100 tấn
Theo Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội, tình hình buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, sản xuất và
kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm
về an toàn thực phẩm diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Các mặt
hàng vi phạm chủ yếu là dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng...
Đáng chú ý, trong tháng 5, các lực lượng chức năng Hà Nội đã kiểm tra 493 trường
hợp, xử lý 444 vụ việc; chuyển cơ quan điều tra 6 vụ việc; phạt hành chính 5,9
tỷ đồng; trị giá hàng hóa vi phạm là 4,7 tỷ đồng.
Đặc biệt, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Hà Nội
đã phát hiện đường dây sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng giả với số lượng
lên tới 100 tấn, tổng giá trị hàng hóa khám xét, thu hồi ước tính khoảng trên
77 tỷ đồng.
Cơ quan chức năng khám xét trụ sở công ty sản xuất 100 tấn hàng giả. Ảnh: Công an Hà Nội.
Đại diện Phòng Cảnh sát
kinh tế (Công an Hà Nội) cho biết, dù lực lượng chức năng đã kiểm tra, đấu
tranh quyết liệt, tuy nhiên thị trường dược phẩm, thực phẩm chức năng đang phát triển
trong bối cảnh rất khó quản lý.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do những bất cập trong cơ chế. Cụ thể, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế
tự công bố sản phẩm, tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp tự công bố và
chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn của sản phẩm. Tuy nhiên, một số doanh
nghiệp đã lợi dụng cơ chế này để làm ăn phi pháp.
Đáng chú ý, với cơ chế tự công bố, doanh nghiệp không cần cơ quan quản
lý nhà nước thẩm định hồ sơ. Thủ tục tự công bố khá đơn giản, hồ sơ không phức
tạp và không mất phí. Do đó, nhiều doanh nghiệp ồ ạt tự công bố sản phẩm nhưng
số lượng sản xuất thực tế có thể không đúng với số lượng đã công bố, gây khó
khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong thanh tra, hậu kiểm.
Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội Trịnh Quang Đức cũng cho biết, hiện nay lực lượng quản lý thị trường chỉ được kiểm tra, kiểm soát nhóm hàng dược phẩm, thuốc cổ truyền, thực phẩm (bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, hay dược phẩm có thành phần dinh dưỡng đặc biệt hiện do Bộ Y tế quản lý), mỹ phẩm… trên khâu lưu thông, tức chỉ kiểm tra khi phát hiện dấu hiệu vi phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Đề nghị người đứng đầu địa phương và các sàn giao dịch điện tử phải chịu trách nhiệm
Nhận định trong thời gian sắp tới tình hình buôn lậu, gian lận
thương mại, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ và vận chuyển trái phép hàng hóa
tiếp tục diễn biến rất phức tạp, đại diện Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho hay, lực lượng quản lý thị trường chủ động nắm tình hình, xác định
tuyến, địa bàn, đối tượng, lĩnh vực, nhóm hàng trọng điểm, tiếp nhận, xử lý tin
báo, phối hợp kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả.
"Chúng tôi gắn trách nhiệm người đứng đầu với
đơn vị, địa phương để xảy ra các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng
giả phức tạp, nổi cộm", ông Đức nói và đề nghị, gắn trách nhiệm các
sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội như Shopee, Lazada, Tiktok,
Facebook, Zalo… có cam kết, cơ chế phối hợp không để xảy ra tình trạng kinh
doanh, chào bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc…
Bên cạnh đó, Tổ công tác đặc biệt của TP Hà Nội cũng cần quy định rõ
trách nhiệm của lực lượng, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp. Các cơ quan thành
viên phải cử công chức có năng lực, trình độ, trách nhiệm tham gia xử lý vụ việc
ngay từ đầu, không cần văn bản đề xuất, để đảm bảo tính kịp thời, xử lý triệt để,
đặc biệt với các vụ việc nổi cộm, phức tạp, có tính chất liên tuyến, đường dây ổ
nhóm…
Ngày 22/5, Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, trưởng Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội chủ trì hội nghị.
Xác định công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái rất phức tạp, cam go, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền,
Trưởng Ban Chỉ đạo 389 TP yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo 389 TP cần thực hiện nghiêm túc công tác phòng hơn chống. Công tác đấu tranh cần thực hiện thường xuyên, liên tục bài bản khoa học.
Cùng với đó, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt đúng tinh thần Công điện, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, khẩn trương ban hành kế hoạch tổng thể về đợt cao điểm của thành phố đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ.
"Mục
tiêu là hoàn thiện các cơ chế, chính sách, chủ động phòng ngừa, tăng kiểm tra,
kiểm soát, xử lý triệt để sai phạm", ông nói và yêu cầu các lực lượng chức năng tăng cường chia sẻ thông tin, phối hợp; công khai thư điện tử, đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý kịp thời các tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu: Hoàn thiện lại quy chế kiểm tra, giám sát, khẩn trương ban
hành kế hoạch kiểm tra cao điểm hàng giả, hàng lậu; phân công cụ thể trách nhiệm
từng cơ quan, đơn vị, cá nhân; triển khai các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị
trường mang tính đột phá theo lĩnh vực, trong đó chủ trọng đến lĩnh vực thương
mại điện tử. Siết chặt sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng.
Bộ Công Thương Việt Nam ngày 5/6 thông báo đã gửi một văn bản phản hồi các yêu cầu thương mại từ phía Mỹ đồng thời bày tỏ “quyết tâm và thiện chí” trong việc tìm kiếm tiếng nói chung giữa hai bên.
Bộ Tài chính cho biết, 5 tháng đầu năm, cơ quan thuế đã rà soát gần 165.000 người nộp thuế kinh doanh qua thương mại điện tử. Hơn 25.000 trường hợp cá nhân, hộ kinh doanh bị truy thu hơn 330 tỷ đồng.
Bán trà đá vỉa hè, mỗi ngày thu về đôi ba trăm nghìn, có vẻ chẳng đáng là bao. Nhưng khi nhà nước siết chặt quản lý thuế, nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi: “Làm ăn nhỏ vậy có phải nộp thuế không? Nếu có thì nộp bao nhiêu?”.
Thủ tướng ra Công điện 82, yêu cầu cả hệ thống chính trị tiếp tục cao điểm chống buôn lậu, gian lận, hàng giả. Kiên quyết xử lý cán bộ bao che, tiếp tay vi phạm.
Bộ Công Thương Việt Nam ngày 5/6 thông báo đã gửi một văn bản phản hồi các yêu cầu thương mại từ phía Mỹ đồng thời bày tỏ “quyết tâm và thiện chí” trong việc tìm kiếm tiếng nói chung giữa hai bên.
Bộ Tài chính cho biết, 5 tháng đầu năm, cơ quan thuế đã rà soát gần 165.000 người nộp thuế kinh doanh qua thương mại điện tử. Hơn 25.000 trường hợp cá nhân, hộ kinh doanh bị truy thu hơn 330 tỷ đồng.
Bán trà đá vỉa hè, mỗi ngày thu về đôi ba trăm nghìn, có vẻ chẳng đáng là bao. Nhưng khi nhà nước siết chặt quản lý thuế, nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi: “Làm ăn nhỏ vậy có phải nộp thuế không? Nếu có thì nộp bao nhiêu?”.
Thủ tướng ra Công điện 82, yêu cầu cả hệ thống chính trị tiếp tục cao điểm chống buôn lậu, gian lận, hàng giả. Kiên quyết xử lý cán bộ bao che, tiếp tay vi phạm.