Ngày 9-9, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ - CATP Hà Nội thông tin, thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội; nhằm kiểm soát chặt hoạt động các cơ sở kinh doanh karaoke để hạn chế tối đa cháy và thiệt hại do cháy, CATP đã mở đợt cao điểm kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy loại hình dịch vụ kinh doanh này.
Mục tiêu đặt ra là kiểm tra 100% các quán karaoke, giám sát chặt các cơ sở đang bị đình chỉ hoạt động. Riêng từ giữa tháng 8 đến nay, các đơn vị thuộc CATP đã tạm đình chỉ 27 cơ sở, phạt 1 tỷ đồng.
Còn từ đầu năm 2022 đến nay, CATP đã đình chỉ 326 quán karaoke vi phạm quy định an toàn phòng cháy chữa cháy. Các cơ sở này sẽ bị công khai tên, địa chỉ để người dân cùng giám sát.
Theo chỉ huy Phòng CS PCCC&CNCH, đợt cao kiểm tra sẽ hoàn tất vào ngày 20-9, và đơn vị sẽ tổng hợp, rà soát các cơ sở vi phạm mà chưa khắc phục, gửi danh sách cho cơ quan thông tấn, báo chí đăng tải công khai để mỗi người dân cùng giám sát với cơ quan chức năng.
Trong nhiều ngày qua, UBND các quận nội thành đã chủ động phối hợp cùng CATP kiểm tra hoạt động các cơ sở kinh doanh karaoke thuộc địa bàn quản lý. Ghi nhận cùng tổ công tác Công an quận Hai Bà Trưng trong tối 8 và rạng sáng 9-9, Trung tá Nguyễn Hải Hưng, Đội trưởng Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an quận Hai Bà Trưng cho biết, địa bàn có 23 cơ sở kinh doanh karaoke đang hoạt động. Thực hiện kế hoạch của UBND quận, từ giữa tháng 8 đến nay, các tổ liên ngành đã kiểm tra được 16/23 cơ sở.
Qua kiểm tra, nhìn chung các cơ sở hoạt động đảm bảo an toàn Phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, có trường hợp hệ thống trang thiết bị phòng cháy chữa cháy chưa được bảo dưỡng thường xuyên, nhân viên mới chưa được huấn luyện về công tác phòng cháy chữa cháy. Một số cơ sở tồn tại vấn đề về diện tích phòng hát, số phòng hát và lối thoát nạn thứ 2 vi phạm trật tự xây dựng.
Tại quán karaoke Night Club trên phố Trần Khát Chân, đã từng bị UBND quận Hai Bà Trưng đình chỉ hoạt động do vi phạm một số nội dung diện tích của 4 phòng hát bé hơn so với quy định, cầu thang thoát hiểm thứ 2 vi phạm trật tự xây dựng.
Tại thời điểm kiểm tra, quán karaoke không hoạt động, 4 phòng hát vi phạm đã được chuyển đổi công năng thành kho để đồ và được dán niêm phong. Cầu thang thoát hiểm thứ 2 vi phạm trật tự xây dựng cũng đang được chủ cơ sở khắc phục. Còn tại cơ sở kinh doanh karaoke tại số 408 Trần Khát Chân, tổ kiểm tra đã phát hiện ghế sofa bên trong phòng hát được kê chắn lối ra cầu thang thoát hiểm.
Một số bảng “lối thoát hiểm” không được bật sáng hoặc đã hỏng hóc. Tại vách tường trang trí có một số dây điện bị hở. Qua kiểm tra, một số nhân viên tại quán tỏ ra lóng ngóng khi sử dụng bình chữa cháy sẵn có tại cơ sở…. đoàn công tác đã lập biên bản yêu cầu khắc phục ngay.
Theo thống kê hiện trên địa bàn thành phố có 1.400 cơ sở kinh doanh karaoke. Trong đó, có 58% cơ sở không đạt yêu cầu về công tác an toàn phòng cháy chữa cháy. Trong số này có 425 cơ sở có khả năng khắc phục nhưng chưa thực hiện nên đã bị xử lý vi phạm, tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động. Có 326 cơ sở không đạt yêu cầu về công tác phòng cháy chữa cháy nhưng không có khả năng khắc phục, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đã ra quyết định đình chỉ 100% các cơ sở này.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc