Tăng tính chủ động, phấn đấu bàn giao mặt bằng đúng tiến độ
Tại Văn bản số 3684/UBND-TNMT ban hành ngày 4-11 về việc triển khai công tác GPMB thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, UBND thành phố nêu, dù đã có các quyết định liên quan đến Dự án thành phần 1.1 bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và công tác GPMB triển khai dự án, tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, các đơn vị được giao nhiệm vụ còn nhiều lúng túng, đề nghị hướng dẫn, giải quyết
Do đó, UBND thành phố yêu cầu các đơn vị tăng tính chủ động trong quá trình triển khai các nhiệm vụ được giao song song với quá trình Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư Dự án thành phần 1.1 (triển khai đồng thời theo chủ trương được Quốc hội thông qua và Chính phủ chỉ đạo tại Nghị quyết), phấn đấu bàn giao 70% mặt bằng trên địa bàn của từng quận, huyện trước ngày 30-6-2023 và cơ bản bàn giao phần mặt bằng còn lại trên địa bàn từng quận, huyện trước ngày 31-12-2023.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội có trách nhiệm tổng hợp lập, trình thẩm định, phê duyệt Dự án thành phần 1.1 bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trong tháng 1-2023.
UBND thành phố yêu cầu các sở, ngành và các đơn vị liên quan căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp, hướng dẫn, giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi tối đa để UBND các quận, huyện và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố triển khai hoàn thành các nhiệm vụ được giao đảm bảo mục tiêu, tiến độ, trong đó, tập trung một số nội dung liên quan đến công tác GPMB.
Trong quá trình tổ chức thực hiện có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết, cần chủ động, tổng hợp báo cáo UBND thành phố giải quyết một cách kịp thời, không để ảnh hưởng đến tiến độ chung của Dự án.
Chủ động giải quyết khó khăn, không ảnh hưởng tiến độ chung
Tại văn bản chỉ đạo, UBND thành phố phân công triển khai từng công việc cụ thể đối với từng đơn vị, quận, huyện. Với công tác bồi thường, hỗ trợ để GPMB, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố, đơn vị chủ đầu tư Dự án thành phần 1.1, thực hiện lập, trình thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi.
Đơn vị chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện cắm và bàn giao mốc GPMB tại thực địa cho UBND các quận, huyện: Hà Đông, Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai và Thường Tín; tổ chức thực hiện di dời, hoàn trả phần hạ tầng kỹ thuật công trình ngầm, nổi nằm trên địa bàn của 2 quận, huyện trở lên để GPMB triển khai Dự án.
UBND 7 quận, huyện nêu trên tiếp nhận hệ thống cọc mốc do Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố bàn giao, lựa chọn nhà thầu tư vấn và tổ chức đo vẽ bản đồ phục vụ công tác GPMB bằng nguồn vốn của Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đối với đoạn tuyến trên địa bàn của từng quận, huyện.
UBND 7 quận, huyện triển khai các công tác trong quy trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định để GPMB đối với đoạn tuyến đường Vành đai 4 trên địa bàn của từng quận, huyện; đồng thời, tổ chức thực hiện di dời, hoàn trả phần hạ tầng kỹ thuật công trình ngầm, nổi nằm trọn trên địa bàn; tổ chức phá dỡ các công trình xây dựng trong phạm vi chỉ giới thu hồi đất GPMB (nếu có).
Đối với nhiệm vụ đầu tư xây dựng khu tái định cư phục vụ GPMB, UBND các quận, huyện thực hiện theo nhiệm vụ đã được giao tại các quyết định trước đó, lưu ý khẩn trương đề xuất danh mục các dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư, báo cáo UBND thành phố chấp thuận trước ngày 10-11-2022 trước khi tổ chức triển khai các bước tiếp theo.
Về cải tạo, chỉnh trang nghĩa trang để phục vụ công tác di chuyển mộ, tại Thông báo số 501/TB-VP ngày 14-9-2022 của Văn phòng UBND thành phố, lãnh đạo UBND thành phố đã thống nhất chỉ đạo việc cải tạo, chỉnh trang nghĩa trang để phục vụ công tác di chuyển mộ được sử dụng từ nguồn vốn Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các sở, ngành có liên quan khẩn trương tham mưu báo cáo theo đúng tinh thần chỉ đạo nêu trên, báo cáo UBND thành phố trước ngày 10-11 tới.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc