Dự án là công trình đa năng, đủ điều kiện tổ chức các sự kiện có quy mô lớn như hội nghị, hội thảo quốc tế, biểu diễn nghệ thuật... Dự án được xây dựng tại xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên với diện tích sử dụng đất khoảng 12,39 ha.
Dự án do Ban Quản lý dự án phát triển đô thị và đầu tư xây dựng công trình dân dụng làm chủ đầu tư với tổng vốn hơn 2.336 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố. Đơn vị tư vấn giám sát là Công ty cổ phần tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dụng - CONINCO, nhà thầu thi công là Tổng công ty 319 - Bộ Quốc phòng.
Đại diện nhà thầu thi công, Đại tá Trần Đăng Tú, Chủ tịch Tổng công ty 319, Bộ Quốc phòng cho biết: “Nối tiếp thành công khi được lựa chọn làm nhà thầu chính thi công gói thầu xây lắp Dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm Chính trị - Hành chính thành phố với giá trị 1.100 tỷ đồng, hôm nay, chúng tôi tiếp tục được chủ đầu tư lựa chọn thi công gói thầu số 29 dự án này (bao gồm phần ngầm, tầng hầm, phần thân, mái và hoàn thiện cùng hệ thống cấp, thoát nước trong nhà) với giá trị 1.311 tỷ đồng. Chúng tôi cam kết sẽ bố trí cán bộ, kỹ sư, công nhân lành nghề; huy động máy móc, trang thiết bị phương tiện hiện đại; tổ chức thi công đúng kế hoạch và phương án kỹ thuật đã được phê duyệt”.
Theo ông Tạ Viết Đông, Giám đốc Ban Quản lý dự án phát triển đô thị và đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công trình Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn thành phố có sức chứa 1.500 chỗ với 3 tầng và 01 tầng hầm; tổng diện tích sàn khoảng 49.612 m2. Xây dựng các công trình phụ trợ và hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà với 2 lối lên xuống tầng hầm, 4 thang thoát hiểm, móng tủ điện; hệ thống giao thông, sân đường nội bộ, bãi đỗ xe; sân vườn, cảnh quan, cây xanh, mặt nước; cấp điện ngoài nhà; cấp thoát nước ngoài nhà; điện chiếu sáng, hệ thống thông tin liên lạc... Xây dựng hệ thống điện trung thế 22kV và trạm phân phối RMU thuộc Khu đô thị Bắc sông Cấm.
Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn được thiết kế hình khối tròn và mềm mại như hình tượng sóng biển và những dòng sông. Kiến trúc của công trình độc đáo và mang nét đặc trung riêng của vùng đất cửa biển Hải Phòng. Nhìn từ xa, hình khối tròn biểu thị cho một khu vực đặc biệt phục vụ các hoạt động giao lưu văn hóa. Đồng thời, phần kiến trúc nhô ra phía trước với mái hiên sâu tạo hình ảnh gợi liên tưởng đến vành chiếc nón lá, nâng cao hiệu quả che chắn mưa, nắng.
Hội trường lớn ngoài việc tổ chức các hội nghị, còn tổ chức được các cuộc biểu diễn với quy mô lớn mang tầm quốc gia và quốc tế. Ngoài ra còn có hội trường đa năng với gần 500 chỗ ngồi, phòng họp bàn tròn với 100 chỗ ngồi và hơn 10 phòng họp nhỏ có từ 20 đến 100 chỗ ngồi/phòng.
Phát biểu tại lễ khởi công, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng khẳng định: “Đây là sự kiện quan trọng chào mừng kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2023). Đồng thời là dự án trọng điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành việc di chuyển Trung tâm hành chính thành phố sang phía Bắc sông Cấm. Đặc biệt là phục vụ tổ chức các sự kiện chính trị lớn của thành phố trong năm 2025 là kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025); Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030 tại Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn thành phố”.
“Cùng với cầu Hoàng Văn Thụ, Trung tâm Chính trị - Hành chính thành phố, công trình Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn sẽ góp phần hoàn thiện đồng bộ cảnh quan kiến trúc khu vực đô thị mới Bắc sông Cấm theo hướng đồng bộ và hiện đại, mang tầm cỡ quốc tế. Khi hoàn thành vào năm 2025, Hải Phòng sẽ có thêm một công trình đa năng, đủ điều kiện để tổ chức các sự kiện chính tri, đối ngoại, văn hóa, xã hội có quy mô lớn như các hội nghị, hội thảo lớn của quốc gia và quốc tế, biểu diễn nghệ thuật...”, ông Tùng nhấn mạnh.
Khu đô thị Bắc sông Cấm nói chung, công trình Trung tâm Chính trị - Hành chính và Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn thành phố thành phố nói riêng sẽ tạo thành một quần thể đô thị hiện đại, năng động, thịnh vượng bậc nhất khu vực phía Bắc, là một biểu tượng cho sự phát triển bứt phá, mở rộng quy mô của thành phố Cảng trong thời kỳ mới. Từ đó, góp phần quan trọng trong xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc bộ và của cả nước.
Ngày 3/12, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký văn bản ban hành thông báo phân công Thường trực UBND TP theo dõi, chỉ đạo giải quyết các dự án tồn đọng đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.
Thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM đang thu hút sự chú ý của giới siêu giàu và nhà đầu tư, nhờ sức tăng GDP mạnh, nên phân khúc bất động sản hạng sang của TP.HCM thành thị trường trọng điểm trong khu vực.
Việc kết nối dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất với một số dự án giao thông khác trên địa bàn được kỳ vọng sẽ góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông.
Sau 7 năm dừng thi công khi chỉ hoàn thành 12% giá trị hợp đồng, dự án xây dựng đoạn đường nối từ Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương sẽ được khởi công trong năm 2025.
Thị trường bất động sản phía Nam đã trở lại từ quý 3 và đang chuyển biến tích cực về cuối năm khi nhịp “sóng” của các dự án càng tăng, mặc dù nguồn cung vẫn ở trạng thái khan hiếm.
Với chiến lược đầu tư bài bản và tiềm năng lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu tăng tốc thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực Đông Nam bộ và cả nước. Tỉnh có vị trí cực kỳ thuận lợi: nằm ngay cửa ngõ giao thương hàng hải quốc tế, kết nối thuận lợi với TP.HCM và các tỉnh trong khu vực.