Ở Việt Nam, có một loại hải sản khá quý hiếm và không phải ai cũng có cơ hội nếm thử, đó là con sam biển. Loài vật này có nhiều ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Thuận, Khánh Hòa,… Hai loài sam phổ biến nhất ở bờ biển nước ta là Tachypleus tridentatus và Carcinos corpius rotundicauda.
Sam biển có ngoại hình khá đặc biệt, nó có 6 đôi chân và 4 mắt, trong đó có 2 mắt lồi ra ở bên thân thể và 2 mắt còn lại ở trên đầu nằm sát vào nhau. Con sam phân bố ở các vùng ven biển, chủ yếu là các dải cát tại khu vực có thủy triều cao. Sam biển sống thành từng cặp cho đến hết đời. Bởi vậy mà dân gian ta có câu “dính như sam”.
Từ tháng 4 đến tháng 8, các cặp sam sẽ đẻ nhiều trứng. Sau khi đẻ trứng, con cái sẽ bò đi nơi khác. Nếu đánh bắt đúng thời điểm thì sam cái sẽ chứa rất nhiều trứng. Về kích thước thì sam cái to hơn sam đực. Chúng thường nặng từ 1,5 – 3kg, trong khi sam đực chỉ nặng từ 1 – 2kg. Tuy nhiên, đánh bắt loài vật này khá khó. Sam chỉ sống được khoảng 3 ngày khi rời khỏi biển nên không phải thực khách nào cũng có cơ hội được thưởng thức món ngon trứ danh này. Vì vậy mà loài vật này được liệt vào hàng quý hiếm.
Sam sau khi đánh bắt về cũng được chế biến khá cầu kỳ. Những người đi biển lâu năm mới cho ra được món sam xuất sắc. Nếu bắt được con sam không ăn sứa thì không sao nhưng bắt phải con ăn sứa thì gan và ruột của nó cực độc, có thể gây chết người. Bởi thế mà người chế biến phải có kinh nghiệm và rất cẩn thận. Khi chế biến, sam chỉ lấy phần bụng và trứng, không được để ruột và gan bị vỡ.
Sau khi đã được sơ chế hoàn chỉnh, sam có thể trở thành nguyên liệu của rất nhiều món hấp dẫn và bổ dưỡng như chân sam xào chua ngọt, gỏi sam, sam xào sả ớt, trứng sam chiên giòn, sụn sam nướng, sam bao bột rán, sam xào miến… món nào ăn cũng đều hấp dẫn.
Trong số đó, ngon nhất phải kể tới sam trứng nướng. Sam chuyển màu từ xanh sang vàng khi được nướng chín. Lúc này, người ta sẽ dùng kéo cắt quanh mép phần thân đầu, lột lớp áo giáp phía dưới, bọng trứng vàng ươm sẽ lộ ra nhìn vô cùng thích mắt và hấp dẫn.
Giá của con sam cũng thay đổi theo thời giá. Loài này được bán theo đôi, mỗi đôi có giá từ 500.000 - 1.000.000 đồng. Vừa khó đánh bắt vừa không sống được lâu, mà chế biến lại khó nhằn nên sam chỉ có mặt trong thực đơn của một vài nhà hàng. Muốn thưởng thức loài này, thực khách phải đến tận những thành phố biển như Quảng Ninh, Hải Phòng,…
Là một loại hải sản ngon, máu sam cũng rất có giá trị đặc biệt trong y học. Hơn 600.000 con sam đã được đánh bắt mỗi năm trong suốt mùa sinh sản và đóng góp khoảng 30% lượng máu của chúng cho các cơ sở chuyên khoa đặc biệt ở Mỹ và châu Á. Mỗi ga-lông máu sam trị giá 60.000 USD khiến cho ngành công nghiệp máu sam trên bình diện toàn cầu đạt giá trị 50 triệu USD/năm.
Máu của loài sam đặc biệt ngay từ ngoại hình, bởi thay vì màu đỏ như của con người hay đại đa số các loài động vật khác, máu sam lại mang màu xanh dương nhạt. Nguồn gốc của màu sắc khác thường này đến từ nguyên tố đồng có trong thành phần máu của chúng (trong khi con người có máu đỏ là do chứa sắt).
Khu Bảo tồn Đất ngập nước (KBT ĐNN) Láng Sen tại Long An là khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam và thứ 2.227 trên thế giới. Dự án này được hỗ trợ nguồn vốn của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (C.P. Việt Nam) hợp tác cùng Tập đoàn PAN.
Ngày 21/11 tại TP.HCM, Bayer Việt Nam đã tổ chức buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, tham dự sự kiện có các khách mời, đối tác và nhân viên công ty.
“Ba nhà” ở đây là Nhà nước, nhà nông và doanh nghiệp trong nước đã cùng chịu thiệt suốt 10 năm qua khi phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo quy định của Luật thuế 71.
Do nhiều người tại TP.HCM đổ xô đi mua sắm sớm sớm trước Black Friday, nhiều chỗ thi nhau giảm giá mạnh và liên tục đưa thêm hàng lên kệ để đáp ứng nhu cầu của khách.
Nhu cầu mua vé máy bay về quê đón Tết của người dân liên tục tăng khiến một số đường bay "vàng" từ TP.HCM đi các địa phương đang khan hiếm vé giá rẻ.
Còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday - sự kiện mua sắm lớn nhất năm, nhưng nhiều thương hiệu đã triển khai khuyến mãi sớm thu hút sức mua từ người tiêu dùng, nhất là các chị em.