Phân khúc phục hồi sớm nhất
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, bất động sản công nghiệp được đánh giá là phân khúc phục hồi sớm nhất thị trường.
Báo cáo của C&W Việt Nam (thuộc Cushman & Wakefield - một trong những công ty dịch vụ bất động sản lớn trên thế giới), dù ảnh hưởng dịch Covid-19, nền kinh tế và hoạt động công nghiệp Việt Nam vẫn đạt được nhiều thành tựu. Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế, với tổng giá trị đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng kỳ.
Theo đó, trong năm 2021, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 6,11 tỷ USD, chiếm 40% tổng vốn đăng ký, theo sau là Nhật Bản với 2,79 tỷ USD, chiếm 18,3%.
Đáng chú ý, dòng vốn FDI giờ đây không chỉ tập trung vào các khu kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, mà còn lan rộng ra các khu vực tiềm năng như Quảng Trị, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Theo C&W Việt Nam, tổng nguồn cung đất công nghiệp tại TP.HCM vẫn ổn định ở mức xấp xỉ 2.500 ha. Tỷ lệ lấp đầy không đổi so với quý trước và tăng nhẹ 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ, đạt 87%.
Bà Trang Bùi – Tổng giám đốc C&W Việt Nam cho hay Việt Nam hiện đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư vì nhiều ưu thế như tốc độ tăng trưởng ổn định, nền kinh tế định hướng xuất khẩu…
Bên cạnh đó, sự gia tăng các hiệp định thương mại tự do, lực lượng lao động trẻ, chính sách ưu đãi đầu tư và vị trí địa lý chiến lược… cũng là yếu tố thu hút nhà đầu tư. Giai đoạn năm 2022-2023 sẽ là cơ hội vàng cho Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp.
Giải quyết nhu cầu việc làm hậu Covid-19
Vì nguồn cung hạn chế, giá thuê bất động sản công nghiệp hiện đang có xu hướng tăng cao. Cụ thể, giá chào thuê trung bình tại TP.HCM đạt 4.308.000 đồng/m2/kỳ, tương đương 186,0 USD/m2/kỳ, tăng 1% so với quý trước và 3% theo năm.
Theo đánh giá, giá thuê tại TP.HCM vẫn xếp hạng cao nhất trên toàn quốc. Tỉ lệ này cao hơn 31% so với Hà Nội, 35% so với Long An, 72% so với Bình Dương, 79% so với Đồng Nai và gần gấp đôi mức giá tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tại thị trường Hà Nội, tổng diện tích đất công nghiệp vẫn ở mức hơn 1.800 ha, không đổi so với quý trước và theo năm. Hiện mức giá chào thuê trung bình tại Hà Nội đạt 3.295.000 đồng/m2/kỳ, tương đương 142,3 USD/m2/kỳ, giữ ổn định so với quý trước, nhưng tăng 1% so với năm ngoái do giá thuê tăng tại các khu công nghiệp hiện hữu với quỹ đất cho thuê hạn chế.
Trong dài hạn, nhiều công ty đang tìm giải pháp thiết kế lại chuỗi cung ứng của họ. Một số nhà sản xuất đã bắt đầu mở rộng hoạt động tại các thị trường mới để giúp đa dạng hóa sản xuất. Việc mở rộng dây chuyền sản xuất sẽ tạo tiền đề tốt cho cơ hội việc làm của người lao động trong thời hậu Covid-19.
Bà Trang Bùi cho rằng, các địa phương phát triển bất động sản công nghiệp sẽ có lực cầu lớn về nhu cầu việc làm. Bên cạnh đó, tăng trưởng bất động sản công nghiệp còn kéo theo sự tăng giá nhà đất của các khu vực phát triển. Nguyên nhân là vì để đáp ứng nhu cầu nhà ở và sở hữu bất động sản cho đội ngũ lao động như công nhân, kỹ sư và các chuyên gia…
Chị Trần Thị Thảo (38 tuổi, quê Quảng Bình) cho hay: "Tôi vừa vào Bình Dương xin việc làm tại một công ty nằm trong khu công nghiệp VSIP. Dịch Covid-19 nên để kiếm được việc làm ở quê bây giờ rất khó. Bây giờ, chỗ nào phát triển khu công nghiệp thì mới dễ xin việc làm".
Nắm bắt thời cơ, nhiều nhà đầu tư bất động sản bắt đầu dịch chuyển dòng tiền về các khu vực cận khu công nghiệp để tìm kiếm cơ hội mới.
Ghi nhận, tại một số khu công nghiệp (KCN) lớn như KCN VSIP (Bình Dương), KCN Becamex Chơn Thành (Bình Phước)… những dự án bất động sản xung quanh đều ghi nhận tỷ lệ hấp thụ từ 85% - 95%, và duy trì tốc độ tăng giá 18%/năm.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc