Khách hàng giao dịch tại HDBank. Ảnh: HDB
Cụ thể, lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, hoạt động chính của HDBank đem về hơn 13.079 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 29% so với cùng kỳ.
Hầu hết nguồn thu ngoài lãi đều tăng trưởng như lãi từ hoạt động dịch vụ (+29%), lãi từ hoạt động dịch vụ (+80%), lãi từ kinh doanh ngoại hối (gấp 2,3 lần), lãi từ hoạt động khác (gấp 2 lần).
Ở chiều ngược lại, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh và mua bán chứng khoán đầu tư lần lượt giảm lãi 85% và 28%.
HDBank cũng dành ra 2.123 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 61%, do đó Ngân hàng báo lãi trước thuế hơn 8.016 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ.
Như vậy, so với kế hoạch 9.770 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế đề ra cho cả năm, HDBank đã thực hiện được 82% kế hoạch sau 9 tháng.
Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản HDBank đạt gần 399.153 tỷ đồng, tăng 7%. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm 17% (còn 9.869 tỷ đồng), tiền gửi tại các TCTD khác giảm 14% (47.779 tỷ đồng). Tiền gửi khách hàng tăng 13% so với đầu năm, lên mức 207.780 tỷ đồng. Trong khi cho vay khách hàng cũng tăng 21% (246.497 tỷ đồng).
Tổng nợ xấu tính đến 30/09/2022 của HDBank gần 3.791 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm từ mức 1,65% đầu năm xuống còn 1,54%.
Tình trạng “doanh nghiệp bán mình” do quá khó khăn đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ KH&ĐT chỉ ra trong thời gian qua.
Tại sự kiện Giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu (Vietnam Outstanding Banking Awards 2022), Sacombank tiếp tục nhận về 2 giải thưởng quan trọng “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu” và “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng”.
Theo xu hướng, giữ và chi tiêu tiền mặt đã không còn được ưu tiên. Với sự phát triển của thanh toán không tiền mặt cũng như các ứng dụng ngân hàng di động, người dân ngày càng quen để tiền trong tài khoản, sẵn sàng thanh toán cho mọi chi tiêu của mình.
Giá vàng thế giới giảm liên tiếp bỏ xa mốc 2.000 USD/ounce đã lập đỉnh vào đầu tháng 5. Vàng trong nước không còn hấp dẫn trong bối cảnh sức mua yếu, đồng USD tăng giá. Ghi nhận tại Hà Nội, người dân chủ yếu bán ra bất chấp lỗ so với giá mua vào hồi đầu năm.
Sau khi Bộ Tài chính “thúc” bộ ngành, địa phương có phương án sắp xếp nhà, đất công không sử dụng, tiềm ẩn lãng phí, nhiều đơn vị có văn bản trả lại nhà nước để xử lý.
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tỉ lệ khách hàng vay tiêu dùng không trả nợ ngày càng cao và có hiện tượng rủ nhau bùng nợ công ty tài chính khiến nợ xấu tăng, lãi suất vay khó giảm.