9 tháng năm 2021, chi đầu tư phát triển đạt 218.550 tỷ đồng, bằng 45,8% dự toán Quốc hội quyết định. So với kế hoạch Thủ tướng giao vốn đầu tư công năm nay là 461.300 tỷ đồng thì vẫn còn khoảng 242.750 tỷ đồng chưa giải ngân.
Ngoài ra, chi trả nợ lãi đạt 79,3 nghìn tỷ đồng, bằng 72,1% dự toán. Chi thường xuyên đạt gần 725,3 nghìn tỷ đồng, bằng 70% dự toán.
Bộ Tài chính cho biết, tính đến 30/9, lũy kế ngân sách Nhà nước (NSNN) 9 tháng đạt 1.084,7 nghìn tỷ đồng, bằng 80,75% dự toán, tăng 10,75% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, ngân sách trung ương ước đạt 76,82% dự toán; ngân sách địa phương đạt 85,56% dự toán. Trong đó thu nội địa đạt 878,5 nghìn tỷ đồng, bằng 77,5% dự toán.
Mặc dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19, thu NSNN 9 tháng đầu năm vẫn đảm bảo tiến độ dự toán, và tăng so với cùng kỳ nhờ đà tăng trưởng của nền kinh tế từ những tháng cuối năm 2020.
Cơ quan thuế đã tiếp nhận, xử lý kịp thời, đúng quy định các đề nghị gia hạn thuế theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP của Chính phủ, với tổng số thuế và tiền thuê đất được gia hạn ước tính đến hết tháng 9 khoảng 78,5 nghìn tỷ đồng (trong đó số thuế được gia hạn đã nộp NSNN là 36,2 nghìn tỷ đồng). Thu từ dầu thô đạt 29,4 nghìn tỷ đồng, bằng 126,64% dự toán. Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 176,2 nghìn tỷ đồng, bằng 98,7% dự toán.
Thu NSNN 9 tháng đạt 1.084,7 nghìn tỷ đồng
Ở chiều ngược lại, tổng chi NSNN 9 tháng ước đạt 1.030,5 nghìn tỷ đồng, bằng 61,1% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 218,55 nghìn tỷ đồng, bằng 45,8% dự toán Quốc hội quyết định; chi trả nợ lãi đạt 79,3 nghìn tỷ đồng, bằng 72,1% dự toán; chi thường xuyên đạt gần 725,3 nghìn tỷ đồng, bằng 70% dự toán.
Đáng lo ngại, chi đầu tư phát triển đạt 218,55 nghìn tỷ đồng, bằng 45,8% dự toán Quốc hội quyết định. So với kế hoạch Thủ tướng giao vốn đầu tư công năm nay là 461.300 tỷ đồng thì vẫn còn khoảng 242.750 tỷ đồng chưa giải ngân. Ngoài ra, chi trả nợ lãi đạt 79,3 nghìn tỷ đồng, bằng 72,1% dự toán. Chi thường xuyên đạt gần 725,3 nghìn tỷ đồng, bằng 70% dự toán.
Các nhiệm vụ chi ngân sách trong 9 tháng đầu năm được thực hiện theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị sử dụng ngân sách. Cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã ưu tiên bố trí chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ước tính đến hết tháng 9, NSNN đã chi 29,1 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó do đại dịch Covid-19, trong đó chi cho phòng chống dịch là 19,7 nghìn tỷ đồng và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 là 9,4 nghìn tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xuất Quỹ vaccine phòng chống Covid-19 là 5,2 nghìn tỷ đồng để mua vaccine. Đồng thời, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ sung 2.199 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2021 mua bù gạo dự trữ quốc gia, đã xuất cấp để viện trợ, cứu trợ và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
Vể tổng thể cân đối NSNN 9 tháng có thặng dư 54,2 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên kết quả đó chưa hẳn là tín hiệu đáng mừng của nền kinh tế, do tiến độ chi thấp hơn tiến độ thu ngân sách. Tốc độ chi ngân sách cho đầu tư phát triển sụt giảm không phải do thiếu nhu cầu, mà do hàng loạt vướng mắc về thủ tục cùng nhiều nguyên nhân chủ quan khác. Giải ngân vốn đầu tư từ NSNN mới đạt 47,38% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn tỷ lệ giải ngân của cùng kỳ năm 2020 (56,33%).
Lũy kế đến hết tháng 9/2021 đã thực hiện phát hành được 237,7 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 13,21 năm, lãi suất bình quân 2,26%/năm.
Bất động sản Dragon vừa mua hơn 27 triệu cổ phiếu TPBank. Pháp nhân này là công ty có liên quan đến nhóm cổ đông lớn tại TPBank: Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, bà Đỗ Vũ Phương Anh, Tổng giám đốc DOJI và CTCP Hải Phòng Invest.
Thị trường nhà đất hy vọng vốn nhàn rỗi ở các tài khoản tiết kiệm sẽ rời khỏi nhà băng để hướng về nơi ấy vì lãi suất tiền gửi đang thấp nhất trong nhiều năm nay.
Nỗi lo về áp lực lạm phát toàn cầu đang vơi đi phần nào vì khả năng Fed và các ngân hàng trung ương lớn khác được dự báo sẽ cắt giảm lãi suất trong nửa đầu năm 2024.
Ngân hàng UOB của Singapore duy trì dự báo tăng trưởng cả năm ở mức 5%, với giả định tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trong quý IV năm nay sẽ tăng lên 7% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo, Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức hiện tại là 4,5%.
SSI ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý IV/2023 của Becamex lần lượt đạt 7.601 tỷ đồng (gấp 7,5 lần so với cùng kỳ) và 2.386 tỷ đồng (gấp 344 lần so với cùng kỳ). Trên cơ sở đó, SSI khuyến nghị khả quan cổ phiếu BCM với giá mục tiêu 84.700 đồng/CP.