Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, hiện cả nước có khoảng 320.000 nhân viên môi giới bất động sản (BĐS), nhưng mới chỉ có khoảng 10% được cấp chứng chỉ hành nghề. Bên cạnh đó, Luật Kinh doanh BĐS 2014 chỉ yêu cầu "DN kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS", đã nói lên bất cập, hạn chế về năng lực, chất lượng hoạt động, tính chuyên nghiệp của các sàn giao dịch.
Thực tế, do chất lượng các sàn giao dịch BĐS chưa được chuẩn hóa, nên đã dẫn đến không ít vụ việc làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ sở hữu tài sản và người tiêu dùng, nhà đầu tư. Thậm chí, có trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng như vụ việc Công ty Alibaba.
Vì vậy, trong dự thảo "Đề cương Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)", HoREA đề nghị bổ sung quy định chặt chẽ về nội dung chương trình đào tạo, cấp chứng chỉ đã hoàn thành khóa đào tạo về hoạt động môi giới BĐS và cấp "chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS".
Đặc biệt, cần quan tâm việc cập nhật kiến thức hàng năm cho nhân viên môi giới và xây dựng văn hóa kinh doanh của sàn giao dịch.
Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu nhìn nhận, những năm qua, hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực BĐS thường bắt đầu từ hoạt động môi giới BĐS. Sau một thời gian trải nghiệm hoạt động môi giới BĐS, tích lũy được vốn, kiến thức, nhất là am hiểu thị trường,… nên nhiều DN môi giới đã trưởng thành và trở thành chủ đầu tư phát triển dự án BĐS; trong đó thậm chí có một số tập đoàn, doanh nghiệp BĐS tầm cỡ hiện nay.
"Có thể thấy, Khoản 2, Điều 69 - Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 chỉ yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS phải có ít nhất 02 người có "chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS" đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp BĐS. Tuy nhiên, HoREA kiến nghị quy định này chỉ nên áp dụng trong năm đầu tiên (tròn 12 tháng) kể từ ngày thành lập sàn giao dịch BĐS.
Sau thời gian "ân hạn" này thì đề nghị bổ sung quy định tất cả các nhân viên môi giới của sàn giao dịch BĐS đều phải có "chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS" để "chuẩn hóa" hoạt động của sàn giao dịch", ông Châu nói.
Ngoài ra, Chủ tịch HoREA cũng nhấn mạnh, dự thảo đề cương Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi dự kiến bổ sung quy định "chủ đầu tư dự án BĐS phải thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê mua, cho thuê nhà ở, công trình xây dựng thông qua sàn" là một bước thụt lùi.
Cụ thể, quy định chủ đầu tư chỉ được tự bán 20% số lượng sản phẩm, 80% rổ hàng còn lại phải bán thông qua sàn giao dịch BĐS. Quy định này xâm phạm quyền tự quyết và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời đi ngược lại tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020, Luật Thương mại 2005, Bộ Luật Dân sự 2015 và Luật Kinh doanh BĐS 2014.
Các sàn giao dịch không bỏ vốn đầu tư vào dự án BĐS nhưng lại được đặc quyền bán 80% sản phẩm của dự án, kiểu "tay không bắt giặc" này không bình đẳng, không công bằng giữa các doanh nghiệp.
Chưa kể, các sàn giao dịch được hưởng phí giao dịch (phí môi giới) chiếm trên dưới 2% giá trị hợp đồng, thậm chí có trường hợp phí môi giới chiếm 4-5% giá trị hợp đồng, là một khoản chi phí không hề nhỏ. Từ đó, để bù lại thì chủ đầu tư phải cộng thêm phí môi giới vào giá thành (giá bán) và người mua nhà phải gánh thêm khoản này.
"Không thể "vin" vào quy định giao dịch chứng khoán phải thông qua sàn giao dịch chứng khoán để đề xuất quy định giao dịch nhà ở, công trình xây dựng cũng phải thông qua sàn giao dịch BĐS vì bản chất hoạt động của hai lĩnh vực khác nhau. Đồng thời, việc quy định "bắt buộc" giao dịch nhà ở, công trình xây dựng phải qua sàn giao dịch BĐS còn làm tăng giá bán nhà gây bất lợi cho người tiêu dùng", ông Châu khẳng định.
Báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn bất động sản quốc tế Knight Frank nêu bật: Việt Nam là một thị trường bất động sản trọng điểm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và khối ngoại đang chú ý nhiều đến Việt Nam
Lãnh đạo TP.HCM vừa hủy quyết định duyệt dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), tức phương thức đối tác công tư, để chuyển sang đầu tư công.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.