Trong giai đoạn 2013-2020, TP.HCM định hướng bảo tồn và phát triển 8 làng nghề và làng nghề truyền thống. Đến giai đoạn 2022-2025, Thành phố giảm xuống còn 5 làng nghề, làng nghề truyền thống cần bảo tồn và phát triển.
5 làng nghề, làng nghề truyền thống được TP.HCM đưa vào bảo tồn và phát triển giai đoạn 2022-2025, gồm: làng nghề sản xuất bánh tráng xã Phú Hòa Đông (huyện Củ Chi); làng nghề đan đát xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi); làng nghề se nhang xã Lê Minh Xuân, (huyện Bình Chánh); làng nghề sản xuất muối xã Lý Nhơn (huyện Cần Giờ); làng nghề trồng mai vàng xã Bình Lợi (huyện Bình Chánh- làng nghề mới).
Sở NNPTNT TP.HCM nhận định, do tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh trên địa bàn thành phố, số hộ tham gia sản xuất kinh doanh sản phẩm ngành nghề nông thôn dần dần chuyển sang nghề khác có thu nhập ổn định hơn (chủ yếu là thương mại - dịch vụ). Do đó, nhiều làng nghề không còn duy trì sự phát triển ổn định như trước.
Bên cạnh, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn tồn tại nhiều khó khăn. Sự cạnh tranh của những mặt hàng cùng loại, được sản xuất bằng công nghệ hiện đại từ các nước trong khu vực; các sản phẩm thủ công như mành trúc, mây tre lá bị cạnh tranh bởi các sản phẩm công nghiệp, bền đẹp và nhiều mẫu mã.
Điển hình như tại làng nghề mành trúc Tân Thông Hội, hiện nay lao động tại đây chủ yếu là lao động nữ lớn tuổi nhàn rỗi, kết hợp công việc nội trợ với việc xỏ trúc. Thị trường tiêu thụ sản phẩm mành trúc đang dần thu hẹp, do sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế (sản phẩm bằng nhựa), do đó thu nhập từ nghề này cũng không còn cao như trước.
Tương tự, tại làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn cũng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và duy trì làng nghề.
Mặc dù làng nghề và nghề nông thôn tại TP.HCM không còn phát triển tốt như xưa, nhưng UBND Thành phố vẫn ban hành Kế hoạch số 1784 nhằm bảo tồn và phát triển một số làng nghề có tiềm năng.
Theo UBND TP.HCM, việc hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn TP.HCM giúp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập người dân. Bên cạnh đó còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống vùng nông thôn TP.HCM.
Theo Chi cục Phát triển Nông thôn TP.HCM, làng nghề, ngành nghề nông thôn có vai trò vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn. Tại TP.HCM có một số ngành nghề nông thôn không chỉ đóng góp trong việc tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân nông thôn mà còn chứa đựng trong đó những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa.
Những ngành nghề nông thôn mới tiềm năng, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định như trên địa bàn TP.HCM phải kể đến như: Hoa lan, hoa mai, cá cảnh, yến, sản phẩm thủy sản qua chế biến… cần được tập trung phát triển.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.