Theo đó, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và JICA sẽ triển khai dự án này trên địa bàn 7 tỉnh và thành phố gồm Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định và Sơn La. Kinh phí thực hiện dự án là 3 triệu USD, được triển khai trong vòng 4 năm, từ tháng 5/2022 đến 5/2026.
Mục tiêu của dự án nhằm thúc đẩy sản xuất bền vững cây trồng an toàn tại các vùng dự án từ đó tăng cường chuỗi giá trị sản xuất rau quả an toàn.
Về kết quả đầu ra, dự án hướng đến mở rộng nguồn nhân lực thúc đẩy tăng cường sản xuất cây trồng an toàn. Năng lực sản xuất và quản lý của các hợp tác xã mục tiêu để sản xuất cây trồng an toàn được nâng cao. Quan hệ đối tác giữa các bên liên quan trong chuỗi giá trị được cải thiện và đẩy mạnh năng lực thực thi đảm bảo an toàn thực phẩm ở các địa phương.
Chia sẻ về kỳ vọng kết quả của dự án, TS. Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, việc nâng cao chất lượng rau, quả, tiến tới tạo sự ổn định về chất lượng, an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn GAP là vấn đề sống còn của nông sản Việt Nam.
“Những loại rau, quả của Việt Nam sẽ có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới nếu như rau, quả có chất lượng ngon và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đạt tiêu chuẩn GAP. Hệ thống khuyến nông, với vai trò cầu nối giữa nhà nước, cơ quan nghiên cứu khoa học và hộ nông dân và thị trường đã đề xuất một số hoạt động triển khai dự án”, ông Thanh nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, dự án sẽ xây dựng các tiêu chí và lựa chọn các hợp tác xã địa phương, tập huấn cho giảng viên (ToT); xây dựng kế hoạch thúc đẩy việc mở rộng cây trồng an toàn, tập huấn về khảo sát thị trường cho các hợp tác xã; chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản về chuỗi giá trị.
“Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng tại các tỉnh phía Bắc” là một trong những dự án khởi đầu năm tài khóa 2022 của JICA tại Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu hỗ trợ Việt Nam phục hồi của tổ chức này.
Trong bài phát biểu tổng kết năm tài khóa 2021 của ông Shimizu Akira, Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam cho biết: “Năm 2020, khi tôi bắt đầu công tác tại Việt Nam, dịch bệnh COVID-19 đã lan rộng trên toàn cầu khiến mọi hoạt động xã hội bị đình trệ nghiêm trọng, không chỉ các dự án JICA bị ảnh hưởng mà ngay cả việc đi lại bình thường cũng bị hạn chế”. Tuy nhiên, ông cảm thấy ngạc nhiên và ấn tượng trước khả năng phản ứng và thích ứng nhanh của con người Việt Nam. Dù vậy, những di chứng, hội chứng hậu Covid-19 vẫn còn kéo dài sau khi Việt Nam đã khống chế thành công dịch bệnh.
“Nền kinh tế, đặc biệt là các ngành dịch vụ, đã phải gánh chịu những thiệt hại vô cùng to lớn do đại dịch. Do vậy, JICA sẽ tiếp tục tập trung vào lĩnh vực phát triển kinh tế và mở rộng ‘mạng lưới an toàn’, nhằm góp phần đưa Việt Nam sớm phục hồi và trở lại quỹ đạo tăng trưởng”.
Ông Shimizu Akira, Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam
Việt Nam tiếp tục là điểm đến quan trọng cho đầu tư nước ngoài, đặc biệt đối với các công ty đa quốc gia muốn mở rộng hoạt động tại khu vực Đông Nam Á, theo AmCham. Thành viên của hiệp hội này dự kiến tuyển thêm lao động.
Bộ Tài chính đề xuất bổ sung một số nội dung về chào bán, phát hành chứng khoán cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Hiện nay, hơn 100.000 USD, một số tiền rất lớn, mới có thể mua được 1 Bitcoin. Diễn biến giá gần đây của Bitcoin có thể là một cơn sốt đầu cơ trong đó đồng tiền điện tử này có nguy cơ trở thành bong bóng. Giá Bitcoin nay đã tăng khoảng 1.000% so với đầu năm 2019.
Theo ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến ngày 7/12/2024, tăng trưởng tín dụng đạt 12,5% và khá tích cực so với cùng kỳ năm 2023.
Giá bitcoin tăng hơn 40%, thu hút sự chú ý của thị trường toàn cầu, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ủng hộ tiền kỹ thuật số và lựa chọn một số người có cùng quan điểm này vào nội các.
Tuy giá Bitcoin đã lần đầu vượt mốc 100.000 USD nhưng giới đầu tư quốc tế vẫn có người dám "mua cao, sẽ bán cao hơn" trong bối cảnh nước Mỹ thời Trump 2.0 muốn trở thành trung tâm tiền điện tử toàn cầu.