Chủ nhật, 24/09/2023

Khó khăn không đáng có!

31/05/2023 7:01 AM (GMT+7)

Trong bối cảnh hiện nay mà doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn về thủ tục hành chính và môi trường kinh doanh - đây là điều không nên có.


Khó khăn không đáng có! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa/INT

Vài ngày trước, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) có văn bản gửi Thủ tướng báo cáo kết quả khảo sát tình hình doanh nghiệp tháng 5/2023 và một số đề xuất, tham mưu để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.

Báo cáo cho thấy doanh nghiệp đang ở trong bối cảnh đặc biệt khó khăn. Trong số gần 10 nghìn doanh nghiệp tham gia khảo sát, có tới 82,3% dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại của năm 2023.

Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp dự kiến ngừng kinh doanh, chờ giải thể là 10,9%; dự kiến tạm ngừng kinh doanh là 12,4%; dự kiến giảm mạnh quy mô lên tới 38,5% và giảm nhẹ quy mô là 20,5%.

Theo kết quả khảo sát, khó khăn, thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp đang phải đối mặt là về đơn hàng (59,2%); tiếp đến là khó khăn trong tiếp cận vốn vay (51,1%); thực hiện thủ tục hành chính và đáp ứng các quy định của pháp luật (45,3%); nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế (31,1%).

Kết quả này tương đồng với đánh giá của doanh nghiệp trong Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022. Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá là chuyển biến tốt hoặc rất tốt về 10 chỉ số của các Nghị quyết 19 và Nghị quyết 02 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đều sụt giảm so với năm trước đó.

Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu cho rằng, trong bối cảnh hiện nay mà doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn về thủ tục hành chính và môi trường kinh doanh - đây là điều không nên có.

Chính phủ dù rất quyết tâm cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhưng cảm nhận của doanh nghiệp cho thấy kết quả chưa được như mong đợi.

Nếu như những khó khăn bên ngoài, khó khăn khách quan - về cầu thị trường, về diễn biến kinh tế và địa chính trị thế giới chúng ta không thể can thiệp thì cải thiện thủ tục hành chính, cải cách môi trường kinh doanh là việc “trong tầm tay”. Hơn lúc nào hết, quyết tâm cải cách cần được hun đúc lại!

Theo đó, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục hạn chế thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh không quá 1 năm/lần - như kiến nghị của doanh nghiệp trong khảo sát của Ban IV. Khi xử lý các vướng mắc phát sinh, các bộ, ngành không tạo thêm thủ tục hành chính khác, không chuyển từ tắc nghẽn này sang tắc nghẽn khác.

Đồng thời, không ban hành các quy định mới làm phát sinh chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu vì mục đích quản lý Nhà nước mà không thể không ban hành thì Chính phủ nên tính đến cơ chế hỗ trợ chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp

Đặc biệt, giờ là lúc phát huy “thủ tục tự động, thủ tục bằng không”. Chẳng hạn, để giải quyết tình trạng ùn tắc đăng kiểm, Bộ Giao thông Vận tải đang đề xuất xe cá nhân đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải khi hết hạn kiểm định sẽ được tự động giãn chu kỳ.

Với tinh thần “thủ tục bằng không”, việc gia hạn đăng kiểm xe ô tô nên được thực hiện chủ động, tự động từ phía cơ quan quản lý Nhà nước và người dân không cần phải thực hiện bất kỳ hành động nào. Bởi cơ quan đăng kiểm của Nhà nước đã có đầy đủ thông tin về ô tô đang lưu hành, có thể gửi tin nhắn thông báo đến các chủ xe đủ điều kiện gia hạn đăng ký xe!

Trong khó khăn, càng phải chắt chiu từng cơ hội, dù là nhỏ nhất, để giúp doanh nghiệp cầm cự đợi thời cơ! Doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường thì tổn thất sẽ lớn hơn. Đừng quên rằng, sức chống chịu, khả năng cầm cự của doanh nghiệp là một điều kiện cần để duy trì và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng.

Theo Giáo dục & Thời đại

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

"Thợ săn" ngoại sẵn sàng cho các thương vụ M&A triệu đô

"Thợ săn" ngoại sẵn sàng cho các thương vụ M&A triệu đô

Càng về cuối năm, sức nóng của hoạt động M&A (mua bán và sáp nhập) càng được nhân lên. Trong đó, nổi bật là động thái “rót vốn” của loạt nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án bất động sản tại Việt Nam.

Samsung, LG thấy "khó thở" tại Trung Quốc

Samsung, LG thấy "khó thở" tại Trung Quốc

Các điều kiện thị trường ngày càng thắt chặt tại Trung Quốc và chính sách khuyến khích sản xuất nội địa của thị trường tỷ dân này đã khiến Samsung và LG bị ngột ngạt hơn trước đây.

Nhựa Bình Minh bị phạt và truy thu thuế gần 9 tỷ đồng

Nhựa Bình Minh bị phạt và truy thu thuế gần 9 tỷ đồng

Công ty CP Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP) vừa nhận được quyết định xử phạt và truy thu thuế của Tổng Cục thuế, với tổng số tiền gần 9 tỷ đồng.

Nhân sự cấp cao Agribank sang ngồi "ghế nóng" SCB

Nhân sự cấp cao Agribank sang ngồi "ghế nóng" SCB

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trưng tập, chỉ định ông Phan Đình Điền thôi chức danh thành viên Hội đồng Thành viên Agribank, để nhận nhiệm vụ Chủ tịch HĐQT SCB thay ông Vũ Anh Đức.

Apple, Boeing, Google, Siemens muốn đổ vốn vào những lĩnh vực nào tại Việt Nam?

Apple, Boeing, Google, Siemens muốn đổ vốn vào những lĩnh vực nào tại Việt Nam?

Apple rất quan tâm chiến lược năng lượng sạch của Việt Nam và muốn tham gia phát triển, đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam, nhất là nhân lực phát triển các phần mềm. Trong khi đó, Google đề xuất hợp tác, đầu tư liên quan tới lĩnh vực điện toán đám mây, hỗ trợ Việt Nam trong dạy và học trực tuyến...

Thủ tướng rung chuông tại Sàn chứng khoán NASDAQ, kêu gọi các nhà đầu tư Mỹ

Thủ tướng rung chuông tại Sàn chứng khoán NASDAQ, kêu gọi các nhà đầu tư Mỹ

NASDAQ là sàn giao dịch lớn thứ hai tại Mỹ và thế giới, thành lập năm 1971,và là sàn giao dịch chứng khoán phi tập trung đầu tiên của thế giới. Hầu hết các công ty công nghệ lớn nhất trên thế giới đều niêm yết ở đây, trong đó có Microsoft, Apple, Amazon, Nvidia, Alphabet, Meta và Tesla và cả VinFast của Việt Nam.