Anh bạn tôi có cái chung cư ở khu Mễ Trì, ở đâu cũng được 5 hay 6 năm rồi. Giờ chuyển sang nhà mới to đẹp hơn, nhà cũ phải bán.
Đó là căn nhà đầu của hai vợ chồng, nên anh bạn cũng tiếc, vì dù sao cũng bao năm gắn bó. Trong cuộc chuyện, cái cảm thán về việc bán nhà tôi nhìn thấy rõ. Còn tôi, chưa bán mua lần nào, chỉ mang máng nhớ ngày học phổ thông, đọc bài “Tiếng hát con tàu” của ông Chế Lan Viên, có đoạn viết “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”.
Chắc với anh bạn tôi cũng vậy.
Quay lại câu chuyện bán nhà. Trải nghiệm thú vị cũng bắt đầu từ đây. Anh bạn tôi than: “Bán nhà khổ hơn mua nhà ông ạ!
Nhà mình đẹp, yêu thương, gắn bó bao năm. Đến khi bán người ta đến xem, người chê cái nọ, kẻ xem cái kia, ỉ ôi như gái ế.
Có bữa đang ăn cơm, cả bầu đoàn thê tử sang xem, lật từng cái rèm, xem từng cánh cửa.
Có cặp đến xem thì ưng lắm, nhưng cuối cùng không quyết được vì bố mẹ hai bên mới là người cho tiền.
Có cặp thì chồng thích, vợ chê hay ngược lại.
Có ngày tiếp đến mấy lượt khách đến phát chán. Bực nhất là đến lúc chốt giá thì người ta lại kỳ kèo, y như khách làng chơi Mã Giám Sinh mua Kiều.
Cuối cùng, anh bạn bảo: “Lúc mua nhà mình là thượng đế, được săn săn, đón đón. Đến lúc bán nhà thì đến khổ, ngôi nhà mình ở bao năm phải bán, mà người ta có phán xét nọ kia”.
Cũng may, sau khi tiếp khoảng 20 người khách xem nhà, anh bạn tôi cũng bán được căn hộ với mức giá mong muốn. Cả người mua và người bán đều vui, xởi lởi vì bán được cho người cần, người quý; mua được căn ưng ý cho mình, cho gia đình.
Bữa khác, một anh bạn tôi cũng có căn hộ chung cư ở gần khu Viện Quân y 103. Gia đình anh đang có nhu cầu bán nhà để chuyển lên khu mới cho tiện việc đi làm và học hành của con cái.
Anh kể, nhà anh rao bán các kiểu, mà người thì chê xa, người chê cao giá. Gò ép các kiểu mà cuối cùng vẫn không đi được vào chung kết.
Đang lúc nản thì tình cờ làm sao, một anh bạn cùng quê sắp lên Hà Nội lại điện thoại cho anh hò hẹn gặp mặt, tiện cuộc gọi hỏi luôn: “Tôi có đứa em muốn tìm chung cư, giá tầm này, tầm này, ông xem có biết thì mách hộ…”.
Vốn tếu táo, anh bạn tôi mới bảo: “Tôi có căn nhà rao bán mãi mà chẳng ai mua, đúng tiêu chí của em ông. Thích mai lên tôi dẫn qua xem”.
Đấy, rao vặt các kiểu chẳng xong, chỉ từ một sự tình cờ, anh bạn tôi bán nhà trong một nốt nhạc. Người mua đến xem ưng quá, lại sợ bị khách khác “vồ” mất nên cứ một mực chuyển tiền cọc ngay cho chắc.
Niềm vui của anh này còn nhân đôi khi ngay sau đó, anh tìm được một căn hộ cực kỳ ưng ý. Anh bảo, sướng nhất là vì ở tòa này, có 2 hàng xóm của anh ở tòa chung cư cũ đã chuyển sang, thế là lại đoàn tụ đủ ba nhà.
Giờ thì anh bạn đã chuyển về nhà mới, một chung cư của chủ đầu tư Hàn Quốc gần đường Tố Hữu.
Bữa tôi đến thăm, anh đang hoàn thiện nốt những khâu cuối cùng để chuyển hẳn về nhà mới. Từ việc tính toán lắp đèn trang trí ra sao, kê bàn thờ thế nào, đến việc chỉnh sửa lại chút xíu tủ quần áo trong phòng ngủ vợ chồng. Vân vân và mây mây các kiểu. Và niềm vui thì long lanh trong ánh mắt.
Đó, bán nhà đúng là trải nghiệm thú vị với nhiều người, và có lẽ, chuyện bán nhà khổ hơn mua nhà là điều mà không ít người từng trải.
Mua nhà ngày nay nó gì thì nói cũng trở nên nhàn hạ hơn trước nhiều. Không tính đến cách trải chiếu bán nhà truyền thống như trước, khi các sales hết vỉa hè, lại chiếm cả lòng đường vẫy khách. Ngày nay, người mua có quá nhiều kênh thông tin để tìm dự án ưng ý.
Các chủ đầu tư, sàn môi giới thường đều lập các website bán hàng, fanpage. Khách quan tâm chỉ cần để lại một dấu vết nhỏ, như: like, comment (đôi khi chỉ bằng một dấu (.)) là có thể ngay sau đó sẽ nhận được điện thoại tư vấn và lời mời tham quan dự án, căn hộ mẫu.
Sang hơn chút nữa, nhiều chủ đầu tư còn mang đến các trải nghiệm mua hàng khác biệt như website 360 độ, trải nghiệm không gian dự án, căn hộ bằng thực tế ảo, có thể xem căn hộ, dự án từ xa…
Đặc biệt, khi sắm vai người mua nhà, chắc chắn, bạn sẽ được chăm sóc như Thượng đế. Mà Thượng đế thì có bao giờ khổ như người thường đâu.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc