Trong giai đoạn tới, Khánh Hòa sẽ tập trung phát triển Khu kinh tế Vân Phong theo hướng toàn diện, trở thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh… thu hút các nhà đầu tư lớn.
Ngày 22/12, trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo sự thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành các mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp nhằm từng bước phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19”, đưa Khánh Hòa chuyển sang trạng thái bình thường mới.
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, ngoài các mục tiêu ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, Khánh Hòa sẽ thực hiện các chính sách hỗ trợ xã hội, giải quyết việc làm; kiểm soát giá cả, thị trường, đảm bảo lưu thông hàng hóa và cân đối của nền kinh tế. Song song đó, tỉnh sẽ đẩy mạnh phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu; chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học công nghệ.
Cụ thể, đối với ngành thương mại, dịch vụ, Khánh Hòa sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá trực tiếp các sản phẩm đến người tiêu dùng của các thị trường nước ngoài. Đặc biệt, Khánh Hòa hướng đến các nước mà Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do. Đồng thời, Khánh Hòa sẽ tăng cường công tác quản lý các hoạt động thương mại điện tử, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, mua bán hàng hóa thông qua Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Khánh Hòa.
Riêng đối với ngành du lịch, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, tỉnh sẽ triển khai Chương trình kích cầu thu hút khách du lịch; triển khai đồng bộ công tác truyền thông thông qua các phương tiện thông tin và bằng các biện pháp phù hợp, thiết thực, tăng cường truyền thông chủ đề “Việt Nam an toàn”. Trong đó, Khánh Hòa khẳng định là điểm đến an toàn và đồng thời thông tin các sản phẩm dịch vụ chất lượng, các sản phẩm mới, độc đảo với các gói giả cả cạnh tranh, thu hút khách du lịch đến Khánh Hỏa.
Đồng thời, Khánh Hòa sẽ thực hiện phương án thí điểm đón khách du lịch quốc tế có hộ chiếu vắc xin bằng các chuyến bay thuê bao (charter) đến Khánh Hòa theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Khu kinh tế Vân Phong là động lực phát triển kinh tếĐặc biệt, ông Nguyễn Tấn Tuân cho biết, Khánh Hòa sẽ tập trung phát triển Khu kinh tế Vân Phong toàn diện, trở thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh. Cụ thể, trong thời gian tới, tỉnh sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện lập điều chỉnh Quy hoạch chung Khu Kinh tế Vân Phong và xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách phát triển Khu Kinh tế Vân Phong theo kế hoạch đề ra, đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ. Đồng thời, triển khai các thủ tục và trinh Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc bổ sung Khu kinh tế Vân Phong vào nhóm khu kinh tế ven biển được ưu tiên tập trung đầu tư.
“UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các Sở, ngành và đơn vị liên quan đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ và đưa vào hoạt động các dự án lớn như: Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1, Hạ tầng Khu công nghiệp Ninh Thủy, Khu du lịch Dốc Lết Phương Mai, Khu du lịch sinh thái biển Hòn Ngang – Bãi Cát Thẩm nhằm tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của khu kinh tế. Song song đó là thu hút đầu tư các dự án công nghiệp lớn có tính động lực, sử dụng công nghệ cao, hiện đại như: các dự án điện khí tại khu vực Nam Vân Phong, Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng, đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Vạn Thắng, Khu phát triển công nghiệp Ninh Tịnh, Khu phức hợp công nghiệp Ninh Hải” – ông Nguyễn Tấn Tuân cho biết.
Cũng theo Chủ tịch UBDN tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân, trong thời gian tới, địa phương sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án hiện có như: Hạ tầng Khu công nghiệp Ninh Thủy, các Cụm công nghiệp Sông Cầu, Diên Thọ, Trảng É, Ninh Xuân, Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1...; hoàn thành công tác lựa chọn nhà đầu tư đối với Cụm công nghiệp Tân Lập. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm và tạo nguồn thu mới, như các nhà máy sản xuất tại CCN Tráng É, CCN Diên Phú-VCN.
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngày 19/11/2024, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.
TP.HCM đã có thông báo đến nhà đầu tư và doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.