Kiến nghị tạo cơ chế về tiền sử dụng đất cho nhà đầu tư các dự án trong kết luận thanh tra
Gia Linh
27/03/2025 3:29 PM (GMT+7)
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa kiến nghị tháo gỡ nhiều vướng mắc, tạo cơ chế cho nhà đầu tư một số dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP.HCM và một số địa phương khác.
Thời gian qua, nhiều dự án bất động sản gặp vướng mắc về thủ tục, pháp lý khiến thị trường ngưng trệ. Để giải quyết tình trạng trên, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết đã có văn bản góp ý “Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30 tháng 11 năm 2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP.HCM, TP.Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa” do Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì soạn thảo (sau đây gọi là Dự thảo).
Theo nội dung Dự thảo Nghị định, hướng đề nghị quy định trường hợp số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất xác định lại mà nhà đầu tư đã nộp hoặc trường hợp số tiền sử dụng đất xác định lại mà nhà đầu tư đã tạm nộp.
Hoặc trường hợp số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất xác định lại mà nhà đầu tư đã đầu tư lại nhỏ hơn số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà nhà đầu tư đã nộp hoặc đã tạm nộp hoặc lại nhỏ hơn số tiền nhà đầu tư đã đầu tư thì số tiền chênh lệch này được khấu trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hoặc nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư tại các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh khác trong thời hạn tối đa 5 năm mà sau 5 năm nếu chưa khấu trừ hết thì Nhà nước không hoàn trả khoản tiền chênh lệch này.
HoREA kiến nghị hỗ trợ nhà đầu tư trong vấn đề tiền thuê đất, tiền sử dụng đất. Ảnh: Gia Linh
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA kiến nghị sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 6 Điều 5 Dự thảo như sau: Trường hợp số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất xác định lại nhỏ hơn số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp thì chủ đầu tư được xác định là đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai và số tiền chênh lệch này được khấu trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hoặc nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư tại các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh khác trong thời hạn tối đa 5 năm mà sau 5 năm nếu chưa khấu trừ hết thì Nhà nước không hoàn trả khoản tiền chênh lệch này.
Chủ tịch HoREA cho rằng, lý do đề xuất là vì theo khoản 3 Điều 51 Hiến pháp 2013 quy định. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước.
Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bịquốc hữu hóa và Điều 163 Bộ Luật Dân sự 2015 về “bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản quy định không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
Do vậy, rất cần thiết bổ sung quy định số tiền chênh lệc này được khấu trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hoặc nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư tại các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh khác để phù hợp với quy định của Hiến pháp và Bộ Luật Dân sự.
Nhà đầu tư cần được hỗ trợ cơ chế để phát triển dự án bất động sản. Ảnh: Gia Linh
Ngoài ra, Hiệp hội này cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 Điều 6 Dự thảo như sau: Trường hợp số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất xác định lại nhỏ hơn số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp thì chủ đầu tư được xác định là đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai và số tiền chênh lệch này được khấu trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hoặc nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư tại các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh khác trong thời hạn tối đa 5 năm mà sau 5 năm nếu chưa khấu trừ hết thì Nhà nước không hoàn trả khoản tiền chênh lệch này.
Theo HoREA, “Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP.HCM, TP.Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa không quy định Nhà nước không hoàn trả khoản tiền chênh lệch đối với trường hợp số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất xác định lại mà nhà đầu tư đã nộp.
Do vậy, rất cần thiết bổ sung quy định số tiền chênh lệch này được khấu trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hoặc nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư tại các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh khác để phù hợp với quy định của Nghị quyết 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội.
Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 7 Dự thảo như sau: Trường hợp số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất xác định lại nhỏ hơn số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp thì chủ đầu tư được xác định là đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai số tiền chênh lệc này được khấu trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hoặc nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư tại các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh khác trong thời hạn tối đa 5 năm mà sau 5 năm nếu chưa khấu trừ hết thì Nhà nước không hoàn trả khoản tiền chênh lệch này.
"Việc đưa ra kiến nghị “số tiền chênh lệch này được khấu trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hoặc nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư tại các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh khác trong thời hạn tối đa 5 năm mà sau 5 năm mà sau 5 năm nếu chưa khấu trừ hết thì Nhà nước không hoàn trả khoản tiền chênh lệch này”, bởi lẽ trên thực tế có doanh nghiệp bất động sản còn thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh nên việc quy định được khấu trừ số tiền chệnh lệch này vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hoặc nghĩa vụ tài chính trong thời hạn tối đa 5 năm là phù hợp với quy định của của pháp luật về thuế", ông Lê Hoàng Châu cho hay.
Các chủ đầu tư cùng được ưu đãi như miễn tiền sử dụng đất, giảm thuế VAT... thế nhưng mỗi dự án được công bố với mức giá khác nhau và có xu hướng tăng dần lên tới 25 triệu đồng/m2.
Do chưa nắm rõ số tiền nộp nên nhiều người xin rút hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, làm ảnh hưởng thời gian tiếp nhận, thẩm định…vì vậy Quảng Ngãi đề nghị Chi cục Thuế Khu vực XII phối hợp cử 1- 2 nhân sự đến Trung tâm Phục vụ - Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh để hỗ trợ, tư vấn.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn yêu cầu các địa phương và cấp, ngành trực thuộc khẩn trương đẩy nhanh tiến độ để thực hiện hoàn thành chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh trong năm nay 2025.
Những ngày qua, nhiều thông tin sáp nhập tỉnh, thành đã khiến thị trường bất động sản nhiều địa phương được thổi nóng. Đáng chú ý, nhiều môi giới, nhà đầu tư đang tập trung về TP.HCM để tìm kiếm cơ hội.
So với 21 lô vừa đấu giá hoàn thành vào ngày 22/3, theo đại diện chính quyền huyện Tư Nghĩa thì rất nhiều trong số 22 lô sắp đưa ra đấu giá vào ngày 29/3 đến, có vị trí “Vip” và “siêu đẹp” hơn.
Các chủ đầu tư cùng được ưu đãi như miễn tiền sử dụng đất, giảm thuế VAT... thế nhưng mỗi dự án được công bố với mức giá khác nhau và có xu hướng tăng dần lên tới 25 triệu đồng/m2.
Do chưa nắm rõ số tiền nộp nên nhiều người xin rút hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, làm ảnh hưởng thời gian tiếp nhận, thẩm định…vì vậy Quảng Ngãi đề nghị Chi cục Thuế Khu vực XII phối hợp cử 1- 2 nhân sự đến Trung tâm Phục vụ - Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh để hỗ trợ, tư vấn.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn yêu cầu các địa phương và cấp, ngành trực thuộc khẩn trương đẩy nhanh tiến độ để thực hiện hoàn thành chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh trong năm nay 2025.
Những ngày qua, nhiều thông tin sáp nhập tỉnh, thành đã khiến thị trường bất động sản nhiều địa phương được thổi nóng. Đáng chú ý, nhiều môi giới, nhà đầu tư đang tập trung về TP.HCM để tìm kiếm cơ hội.
So với 21 lô vừa đấu giá hoàn thành vào ngày 22/3, theo đại diện chính quyền huyện Tư Nghĩa thì rất nhiều trong số 22 lô sắp đưa ra đấu giá vào ngày 29/3 đến, có vị trí “Vip” và “siêu đẹp” hơn.