Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, lạm phát tiếp tục "phủ bóng" lên các thị trường trong tháng cuối năm 2022 khiến cá ngừ của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính đều giảm mạnh so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tính cả năm 2022, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã cán đích 1 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2021. Đây cũng là lần đầu tiên ngành hàng cá ngừ đạt giá trị tỷ USD.
Các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã xuất khẩu sang 99 thị trường trên thế giới. Trong số đó, Mỹ, EU, các nước trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Israel, Thái Lan, Saudi Arabia, Nga, Philippines và Ai Cập là các thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 92% tổng giá trị xuất khẩu.
Đức, Tây Ban Nha và Bỉ là 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam trong khối EU năm qua. Riêng trong tháng 12/2022, xuất khẩu cá ngừ sang Đức và Tây Ban Nha đang tăng "phi mã" ở mức 3 con số, lần lượt là 161% và 117%.
Đáng chú ý trong các nước tham gia Hiệp định CPTPP là Nhật Bản. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này đã tăng trưởng cao liên tục trong quý cuối năm 2022. Riêng tháng 12, xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản tăng tới 131% so với cùng kỳ, góp phần đáng kể đưa cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường CPTPP đạt gần 136 triệu USD, tăng 48% so với năm 2021.
Đối mặt với lạm phát, nhiều thị trường có sự sụt giảm nhập khẩu cá ngừ đáng kể. Điển hình như tại thị trường Mỹ, sau khi sụt giảm trong tháng 11, xuất khẩu sang thị trường này tiếp tục giảm 38% trong tháng 12/2022. Tuy nhiên, tính lũy kế cả năm 2022, xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ vẫn tăng 44%, đạt gần 487 triệu USD.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo, xuất khẩu cá ngừ trong quý I/2023 sẽ không thể giữ được kết quả tích cực như năm 2022 và thị trường có thể sẽ hồi phục vào nửa cuối năm 2023. Tuy nhiên, trong thời điểm đầu năm, các Hiệp định thương mại tự do đang là động lực thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường.
Còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday - sự kiện mua sắm lớn nhất năm, nhưng nhiều thương hiệu đã triển khai khuyến mãi sớm thu hút sức mua từ người tiêu dùng, nhất là các chị em.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.