Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) - chủ đầu tư dự án sân bay Long Thành - vừa thông báo Liên danh Vietur đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật cho gói xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách (gói thầu 5.10 trị giá 35.000 tỷ đồng).
Điều này đồng nghĩa, hai liên danh còn lại là Hoa Lư và CHEC-BCEG-Vietnam Contractors của China Harbuor Engineering bị loại khỏi quá trình đấu thầu gói 5.10 vì "không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật".
Liên danh Vietur gồm 10 doanh nghiệp, đứng đầu là Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng IC Istas của Thổ Nhĩ Kỳ. Các thành viên còn lại gồm Ricons, Newtecons, Sol E&C, Tổng công ty Xây dựng số 1, ATAD, Vinaconex, Phục Hưng Holdings, Hawee cơ điện và Tổng công ty Xây dựng Hà Nội.
Trong đó, Ricons, Newtecons và Sol E&C là ba doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của ông Nguyễn Bá Dương.
ACV cho biết, hiện tại chỉ lựa chọn Vietur là nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Chủ đầu tư sân bay Long Thành sẽ thực hiện bước tiếp theo là chấm hồ sơ về tài chính.
"Đây chưa phải kết quả cuối về việc trúng thầu dự án nhà ga sân bay Long Thành", phía ACV khẳng định.
Trong phiên giao dịch chứng khoán chiều 1/8, sau khi thông tin liên danh VIETUR trúng gói thầu 5.10 sân bay Long Thành được lan truyền, nhiều nhà đầu tư đã đổ xô gom cổ phiếu các công ty thuộc nhóm VIETUR như VCG, HAN, PHC và CC1, dẫn đến giá các cổ phiếu này đồng loạt tăng kịch trần với khối lượng dư mua lớn.
Chiều ngược lại, cổ phiếu các công ty thuộc nhóm thầu Hoa Lư lại bị nhà đầu tư quay lưng. Cụ thể, cổ phiếu CTD đã giảm sàn, còn giá cổ phiếu HBC cũng giảm gần 6%...
Cụ thể, trong bước tiếp theo, ACV sẽ tổ chức lễ mở hồ sơ đề xuất tài chính cho Liên danh Vietur vào ngày 4/8. Công tác chấm thầu về mặt tài chính sẽ diễn ra trong tháng 8.
Được biết, Sân bay Long Thành được xem là dự án trọng điểm quốc gia và mang tầm cỡ hàng đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương với tổng vốn đầu tư 14,9 tỷ USD.
Trong đó, gói thầu 5.10 - xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách - có tổng giá trị hơn 35.000 tỷ đồng và là hạng mục lớn nhất của dự án Sân bay Long Thành. Đợt đấu thầu lần đầu chỉ có một nhà thầu tham gia là Liên danh Conteccons - Vinaconex - Centra - Phục Hưng Holdings - REE - Hòa Bình - HAWEE.
Tuy nhiên, đợt đấu thầu này ACV chấm không đạt và tiến hành đấu thầu lần hai.
Lần đấu thầu thứ hai có ba liên danh tham gia gồm Vietur, Hoa Lư và CHEC-BCEG-Vietnam Contractors.
Trong đó, Liên danh Hoa Lư do Coteccons đứng đầu, gồm 8 nhà thầu: Hòa Bình, Central, An Phong, Delta, Unicons, Thành An và Power Line Engineering (PLE - Thái Lan). Đây là liên danh duy nhất do nhà thầu nội dẫn dắt.
Liên danh còn lại là CHEC-BCEG-Vietnam Contractors gồm các công ty Thuận Việt, CDC, Xuân Mai, Beijing Construction Engineering Group do Tập đoàn Xây dựng giao thông China Harbuor Engineering đứng đầu.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.