Mặc dù hàng loạt tuyến đường tại khu trung tâm TP.HCM đã thoát cảnh “rào chắn” phục vụ thi công các công trình hạ tầng trong nhiều tháng qua, nhưng đến nay mặt bằng trên các “con phố vàng” này vẫn trong tình trạng để trống, chưa tìm được khách thuê.
Tuyến đường Lê Lợi (quận 1) vào cuối tháng 8-2022 đã được tháo dỡ rào chắn, hai bên đường thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh, buôn bán, đi lại của người dân. Tuy nhiên, gần nửa năm đã trôi qua, hàng chục “mặt bằng vàng” trên đoạn đường này vẫn đang rơi vào tình trạng ế ẩm, chưa có khách thuê.
Cửa hàng đóng cửa, dán chi chít các thông báo quảng cáo cho thuê là hình ảnh quen thuộc trên con phố sầm uất bậc nhất của TP.HCM.
Một chủ kinh doanh trên tuyến đường Lê Lợi (quận 1) cho hay, các mặt bằng này bị bỏ trống khá lâu, có cừa hàng đã đóng cửa từ trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát cho đến nay.
“Việc kinh doanh cũng găp nhiều khó khăn, chủ yếu là bán hàng cho khách quen. Nên nhiều chủ cửa hàng chịu không nổi chi phí và phải trả mặt bằng. Mức giá cho thuê trên con đường này vào khoảng từ 6.000 đô la Mỹ trở lên mỗi tháng, tùy theo kích thước mặt bằng”, theo vị chủ hộ kinh doanh nói trên.
Theo ghi nhận của KTSG Online qua việc gọi điện thoại đến những người môi giới (hoặc đại diện) trên các bảng quảng cáo cho thuê, mức giá dao động từ 5.000 đô la đến 15.000 đô la tùy theo kích thước căn nhà. Một số môi giới cho biết sắp tới, giá cho thuê có thể tăng do tuyến metro sắp hoàn thành.
Tại khu vực Hai Bà Trưng – Nguyễn Văn Chiêm (quận 1), một số mặt bằng cũng trong tình trạng “cửa đóng then gài” nhiều tháng qua.
Ngôi nhà mặt tiền đường Trương Định và Lý Tự Trọng (quận 1) dày đặc các bảng quảng cáo cho thuê. Theo môi giới của một số trang web nhà đất, căn nhà này có giá cho thuê trên 1 tỉ đồng mỗi tháng.
Một mặt bằng trên đường Đồng Khởi trở thành điểm bán cà phê lề đường.
Phố đi bộ Bùi Viện, một trong những khu vực nhộn nhịp của quận 1, cũng có khách sạn khóa cửa mấy tháng qua vì không có khách thuê.
Trong 2 ngày (21 và 22/5), UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Sau khi xem xét báo cáo về tình hình phức tạp trong an ninh trật tự liên quan đến hoạt động cấp nước sinh hoạt ở một số khu chung cư, UBND TP Hà Nội ra chỉ đạo "nóng".
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.
Trong 2 ngày (21 và 22/5), UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Sau khi xem xét báo cáo về tình hình phức tạp trong an ninh trật tự liên quan đến hoạt động cấp nước sinh hoạt ở một số khu chung cư, UBND TP Hà Nội ra chỉ đạo "nóng".
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.