Tuyến đường này sẽ nối từ huyện Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương) qua huyện Dầu Tiếng, huyện Dương Minh Châu và kết nối với cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh). Tuyến đường 10 làn xe cũng sẽ đi qua một số khu công nghiệp, qua đó sẽ kết hợp phát triển các khu công nghiệp đô thị dịch vụ tại Tây Ninh.
Cùng với ý tưởng trên, ông Phạm Ngọc Thuận, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Becamex IDC đã đề xuất một số dự án cụ thể hóa nội dung ký kết giữa 2 địa phương như: Phát triển hành lang công nghiệp Phnôm Pênh - Tây Ninh - Bình Dương - Long Thành - Cái Mép; đường kết nối công nghiệp Bình Dương - Tây Ninh; đường sắt công nghiệp Bàu Bàng - Tây Ninh…
Theo nội dung ký kết hợp tác, 2 tỉnh Bình Dương và Tây Ninh sẽ tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực giao thông vận tải, đầu tư, tài nguyên và môi trường, cải cách hành chính, chuyển đổi số, du lịch, an ninh trật tự.
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, đề xuất đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án giao thông kết nối vùng; triển khai các nội dung có liên quan đến hai địa phương trong các quy hoạch ngành quốc gia đã được phê duyệt, như mạng lưới đường bộ, đường thuỷ nội địa.
Hai tỉnh thống nhất quy hoạch 2 tuyến đường và cầu kết nối từ ĐT.789 (Tây Ninh) với ĐT.744 (Bình Dương), phát triển giao thông dọc sông Sài Gòn, khai thác tuyến vận tải hành khách từ Tây Ninh đi Bình Dương và ngược lại...
Trong lĩnh vực đầu tư, Tổng công ty Becamex IDC cùng Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Công ty liên doanh khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) đề xuất nhiều ý tưởng về phát triển giao thông kết nối giữa không chỉ Bình Dương - Tây Ninh mà còn tạo hành lang để giao thương với nước bạn Campuchia; mở khu liên hợp công nghiệp đô thị dịch vụ tại Tây Ninh…
Báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn bất động sản quốc tế Knight Frank nêu bật: Việt Nam là một thị trường bất động sản trọng điểm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và khối ngoại đang chú ý nhiều đến Việt Nam
Lãnh đạo TP.HCM vừa hủy quyết định duyệt dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), tức phương thức đối tác công tư, để chuyển sang đầu tư công.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.