Ông Nguyễn Bôn, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai cho biết, các dự án nêu trên thuộc đầu tư công nhóm A, nằm trong danh mục mà tỉnh Đồng Nai sẽ ưu tiên triển khai trong 5 năm tới. Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai đang phối hợp cùng các đơn vị liên quan triển khai các bước nhằm thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và lập báo cáo nghiên cứu khả thi, đấu thầu chọn đơn vị thi công để đầu năm 2023 khởi công cả 3 ba dự án.
Trong đó, đường ĐT 770B là dự án được xây dựng mới hoàn toàn với chiều dài 53 km, tổng vốn đầu tư khoảng 12.500 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 7.500 tỷ đồng, còn lại là kinh phí xây dựng. Dự án mở rộng, nâng cấp đường ĐT 769, chiều dài gần 31 km, tổng vốn đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng. Dự án nâng cấp, mở rộng và xây mới đường ĐT 773 với chiều dài 51 km, với tổng mức đầu tư khoảng 5.500 tỷ đồng.
Các tuyến đường này có quy mô từ 4 đến 8 làn xe ô tô, 2 đến 4 làn xe hỗn hợp, lộ giới từ 40 m đến 120 m, khi hoàn thành sẽ kết nối Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, Quốc lộ 51, đường Vành đai 4, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và huyện Định Quán, Thống Nhất, Cẩm Mỹ và thành phố Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) với sân bay Long Thành. Đồng thời giảm tải cho các tuyến quốc lộ đoạn qua địa bàn Đồng Nai vốn đang bị quá tải trầm trọng.
Theo phương án của tỉnh Đồng Nai, nguồn vốn làm đường sẽ được lấy từ ngân sách và khai thác quỹ đất dọc 2 bên dự án. Để làm điều này, các ngành chức năng đang tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy hoạch liên quan đến những khu đất lợi thế nằm dọc các tuyến đường để thu hồi, đấu giá.
Ông Nguyễn Bôn cho rằng, nhu cầu kết nối giao thông trên địa bàn Đồng Nai là vấn đề cấp bách. Bởi hiện nay, sân bay Long Thành đã khởi công, dự kiến năm 2025 đi vào khai thác. Ngoài ra, tỉnh cũng đang xây dựng các khu công nghiệp với diện tích hàng nghìn hecta tại huyện Cẩm Mỹ và huyện Long Thành. Khi sân bay Long Thành và các khu công nghiệp đi vào hoạt động nhu cầu vận tải, lưu thông hàng hóa trên địa bàn Đồng Nai sẽ tăng mạnh.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc