Thứ năm, 28/11/2024

Ngại dùng xe đạp đi làm

26/05/2023 1:00 PM (GMT+7)

Dù được khuyến khích đi xe đạp để phát triển giao thông xanh, sạch, an toàn nhưng thực tế số người thực hiện vẫn rất khiêm tốn.

Ai đang đi xe đạp?

Tại TP Hà Nội, trào lưu đạp xe quanh Hồ Tây đang được nhiều người hưởng ứng. Tuy nhiên, đây chỉ là một hình thức thể dục vào mỗi buổi sáng sớm hay chiều muộn.

Ngại dùng xe đạp đi làm - Ảnh 1.

Đa số người đi xe đạp ở các đô thị phục vụ cho mục đích thể dục, thể thao


Trên thực tế, những người sử dụng xe đạp đi làm lại rất hạn chế, chủ yếu là những người nằm trong nhóm người muốn vừa đi làm vừa tranh thủ thể dục thể thao, giảm cân; ngoài ra, quãng đường di chuyển từ nhà đến trường thường ngắn, dao động dưới 3km.

Anh Tuấn (trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) là một người thường xuyên sử dụng xe đạp đi làm cho biết, cơ quan chỉ cách nhà anh khoảng 500m nên anh quyết định sử dụng xe đạp để di chuyển, vừa tiết kiệm lại giúp bảo vệ môi trường, vừa giúp anh rèn luyện thể lực.

Tuy nhiên, vào những ngày nắng nóng, dù chỉ di chuyển quãng đường ngắn cũng khiến anh e ngại do đến nơi mồ hôi nhễ nhại, ướt đẫm lưng áo rất mất thẩm mỹ.

Trong khi đó, anh Tuấn Long (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ, dù rất thích đạp xe đi làm nhưng việc này gặp phải một số bất tiện như: không có làn đường dành riêng cho xe đạp buộc anh phải len lỏi giữa ngổn ngang những xe máy, ô tô, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Hay khí hậu tại Việt Nam, đặc biệt ở các đô thị cũng chưa thực sự phù hợp để di chuyển bằng xe đạp đến nơi làm việc.

“Với các gia đình có con nhỏ, việc này càng khó khả thi vì không thể sử dụng xe đạp để đưa con đi học rồi đi làm, rất vất vả cho con”, chị Hoàng Hà (trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) nói và cho rằng: Đạp xe đi làm không phù hợp với cuộc sống năng động và hối hả của đô thị, nhất là đường sá, kết cấu hạ tầng của các thành phố chưa tạo điều kiện thích hợp cho người đạp xe.

“Nếu ở Hà Nội hay TP.HCM có làn đường dành riêng cho xe đạp, tôi nghĩ việc sử dụng sẽ phổ biến, vừa tiết kiệm chi phí, nâng cao sức khoẻ lại bảo vệ môi trường”, anh Như Phong (trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) nói và cho biết, không ít người dân đang mong chờ dự án phát triển xe đạp công cộng ở Hà Nội sớm được triển khai.

Từ đó, người dân có thể sử dụng xe đạp để kết nối giữa nhà ga đường sắt đô thị, xe buýt với nơi ở, nơi làm việc, góp phần xây dựng giao thông xanh, sạch và an toàn.

Chia sẻ với PV, chị Vũ Thị Thúy Hằng (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, hiện chị vẫn phải đi xe cá nhân đến cơ quan dù rất muốn sử dụng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông do cơ quan chỉ cách nhà ga khoảng 2km. Nếu hạ tầng cho xe đạp ở Hà Nội được quan tâm, lại có dịch vụ xe đạp công cộng như ở TP.HCM, chị sẽ bỏ xe máy để đi tàu và thuê xe đạp theo tháng.

Ngại dùng xe đạp đi làm - Ảnh 2.

Theo các chuyên gia, cần phát triển hạ tầng riêng dành cho xe đạp để khuyến khích người dân sử dụng xe đạp, góp phần phát triển giao thông xanh, sạch và an toàn


Thiếu hạ tầng dành riêng cho người đi xe đạp

TS. Nguyễn Minh Hiếu, Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, có nhiều yếu tố khiến tỷ lệ sử dụng xe đạp ở các đô thị ở Việt Nam thấp, thậm chí có xu hướng giảm.

Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là thiếu hạ tầng riêng cho xe đạp. Tại các nước phát triển, hạ tầng dành cho người đi xe đạp được ưu tiên nên người dân có thể yên tâm sử dụng loại hình này trong khi đó tại Việt Nam người đi xe đạp phải lưu thông chung với các phương tiện khác như xe máy, ô tô, đặc biệt các ô tô lớn như xe tải hay các xe khách.

Thêm vào đó, khí hậu tại Việt Nam tương đối khắc nghiệt với nền nhiệt cao vào mùa hè và thấp vào mùa đông nên cũng khiến việc đi xe đạp gặp nhiều bất tiện. Cuối cùng, một trong những yếu tố khiến người dân ít mặn mà với xe đạp vì sử dụng phương tiện cá nhân cũng là 1 cách để chứng minh khả năng tài chính hay địa vị của người sử dụng trong xã hội.

Năm 2022, UBND TP Hà Nội từng ban hành kế hoạch tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông, giai đoạn 2022-2025. Kế hoạch đề ra hàng loạt giải pháp, trong đó có nghiên cứu thí điểm làn đường dành riêng cho xe đạp.

Ngoài ra, đề án “Xe đạp đô thị” tại Hà Nội đã được chấp thuận, lên lộ trình triển khai theo hai giai đoạn: Giai đoạn đầu trong năm 2022-2023 triển khai ở các quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa và Thanh Xuân với 85 điểm trạm và 1.000 xe (trong đó có 500 xe đạp thường và 500 xe đạp điện). Quy mô giai đoạn 2 (từ năm 2023) tùy điều kiện thực tế để có các điểm kết nối thuận tiện và mở rộng ra 3.000 xe.

Tuy nhiên, đến nay, những kế hoạch trên vẫn chỉ nằm trên giấy.


Trong đó, các giải pháp về cơ sở hạ tầng cần phải đóng vai trò trung tâm. Tại các nước phát triển, chính quyền đầu tư nhiều cho các hệ thống xe đạp chia sẻ để người dân có cơ hội trải nghiệm mà không phải lo lắng về việc sở hữu và bảo quản phương tiện này. Chi phí cho các dịch vụ xe đạp chia sẻ cũng rất phải chăng vì có được sự hỗ trợ từ các quỹ của chính quyền địa phương.

Tại các đô thị lớn hiện nay như Hà Nội, nhu cầu về xe đạp chia sẻ, theo ông Hiếu đơn cử như dịch vụ cho thuê xe đạp tại Hồ Tây rất được ưa chuộng, tuy nhiên chưa được quan tâm đúng mức và rất ít được đề cập trong các đề án và quy hoạch phát triển.

Đồng quan điểm, chuyên gia giao thông, TS. Nguyễn Xuân Thủy cho biết, để thực hiện việc phát triển xe đạp công cộng cần có làn đường dành riêng cho xe đạp, phát triển mạng lưới các trạm cho thuê xe bố trí đều khắp để người dân tiếp cận dễ dàng, đồng thời phù hợp để kết nối với các hạ tầng giao thông khác nhau.

Song song với đó, tích hợp các phần mềm công nghệ trong thanh toán, quản lý xe, giữ xe và tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng xe đạp trong các cự ly gần thay thế xe máy, kết hợp với giao thông công cộng, từ đó giảm ô nhiễm, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, hướng đến xã hội văn minh.

“Đạp xe mang lại nhiều lợi ích như hạn chế tai nạn giao thông, nâng cao sức khỏe, giảm ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ, tuy nhiên nhược điểm của loại hình phương tiện này là tốc độ chậm, không phù hợp với cự ly xa, gây mệt mỏi. Do đó, đây sẽ là phương tiện trung gian kết nối hiệu quả giữa các loại phương tiện công cộng. Người dân có thể kết hợp đi làm bằng xe đạp, xe buýt, đường sắt đô thị”, ông Thủy nhìn nhận.

Theo Giao thông

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Novaland nói gì khi dự án Aqua City thông cả pháp lý lẫn nguồn vốn?

Novaland nói gì khi dự án Aqua City thông cả pháp lý lẫn nguồn vốn?

Dự án bất động sản lớn Aqua City của Novaland ở Đồng Nai được gỡ khó về pháp lý, cộng với nguồn vốn lớn được tiếp cận sẽ giúp Novaland phục hồi và tăng tốc, theo lãnh đạo Novaland.

Tìm lối thoát cho dự án nhà thi đấu gần 2.000 tỷ đồng tại đất vàng

Tìm lối thoát cho dự án nhà thi đấu gần 2.000 tỷ đồng tại đất vàng

Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng toạ lạc tại vị trí đất vàng giữa trung tâm thành phố đã nằm bất động hơn 15 năm qua.

Bộ Tài chính đưa “cao kiến” chống đầu cơ bất động sản

Bộ Tài chính đưa “cao kiến” chống đầu cơ bất động sản

Bộ Tài chính vừa có Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), trong đó có nội dung về mức thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

Tư vấn quốc tế chỉ ra lý do Việt Nam là một trong những thị trường bất động sản đầy hứa hẹn

Tư vấn quốc tế chỉ ra lý do Việt Nam là một trong những thị trường bất động sản đầy hứa hẹn

Báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn bất động sản quốc tế Knight Frank nêu bật: Việt Nam là một thị trường bất động sản trọng điểm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và khối ngoại đang chú ý nhiều đến Việt Nam

Lại sửa phương án đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Lại sửa phương án đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Lãnh đạo TP.HCM vừa hủy quyết định duyệt dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), tức phương thức đối tác công tư, để chuyển sang đầu tư công.

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.