Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định mới về bảo lãnh ngân hàng cho dự án nhà ở
Quốc Hải
18/10/2022 5:45 AM (GMT+7)
Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định, số tiền bảo lãnh cho một dự án nhà ở hình thành trong tương lai tối đa bằng tổng số tiền chủ đầu tư được phép nhận ứng trước của bên mua...
Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định mới về bảo lãnh ngân hàng cho dự án nhà ở. Ảnh: Nova
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng.
Theo nội dung thông tư, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố danh sách ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai trong từng thời kỳ trên cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước.
Các ngân hàng thương mại sẽ căn cứ các quy định, xem xét, quyết định cấp bảo lãnh cho chủ đầu tư khi chủ đầu tư đáp ứng đủ các yêu cầu quy định với dự án đáp ứng đủ các điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai (quy định tại Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản).
Thông tư cũng quy định số tiền bảo lãnh cho một dự án nhà ở hình thành trong tương lai tối đa bằng tổng số tiền chủ đầu tư được phép nhận ứng trước của bên mua, theo quy định tại Điều 57 Luật Kinh doanh bất động sản.
Ngoài ra, liên quan đến việc bảo lãnh được quy định trong Thông tư 11, có một số nội dung khác đáng chú ý như: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận mức phí bảo lãnh đối với khách hàng và các bên liên quan (nếu có).
Trường hợp đồng tiền bảo lãnh là ngoại tệ, các bên thỏa thuận thu phí bảo lãnh bằng ngoại tệ hoặc quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bán của bên bảo lãnh tại thời điểm thu phí hoặc tại thời điểm thông báo thu phí.
Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận điều chỉnh mức phí bảo lãnh.
Thông tư 11/2022/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2023.
Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực thúc đẩy sáng kiến đổi mới đô thị khi nước này nỗ lực xây dựng các thành phố đáng sống, kiên cường và thông minh, đồng thời thúc đẩy phát triển chất lượng cao.
Trước bối cảnh nguồn cung nhà ở trên thị trường khan hiếm, TP.HCM vừa triển khai thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận quyền sử dụng đất.
Dự án Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa đã nằm bất động hơn 30 năm qua. Để hồi sinh dự án này, UBND TP.HCM vừa chấp thuận chủ trương điều chỉnh tổng thể đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000.
Trong bối cảnh nguồn cung nhà ở xã hội tại TP.HCM hạn chế, UBND TP.HCM vừa đề xuất cho phép chủ đầu nhà ở thương mại không phải bố trí quỹ đất 20% của dự án.
Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực thúc đẩy sáng kiến đổi mới đô thị khi nước này nỗ lực xây dựng các thành phố đáng sống, kiên cường và thông minh, đồng thời thúc đẩy phát triển chất lượng cao.
Trước bối cảnh nguồn cung nhà ở trên thị trường khan hiếm, TP.HCM vừa triển khai thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận quyền sử dụng đất.
Dự án Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa đã nằm bất động hơn 30 năm qua. Để hồi sinh dự án này, UBND TP.HCM vừa chấp thuận chủ trương điều chỉnh tổng thể đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000.
Trong bối cảnh nguồn cung nhà ở xã hội tại TP.HCM hạn chế, UBND TP.HCM vừa đề xuất cho phép chủ đầu nhà ở thương mại không phải bố trí quỹ đất 20% của dự án.