Thứ sáu, 19/04/2024

Ngân hàng trung ương Anh kêu gọi toàn cầu siết chặt quản lý tiền số

26/03/2022 6:00 AM (GMT+7)

Ngày 24/3, Ngân hàng trung ương Anh hối thúc các cơ quan quản lý trên toàn cầu tăng cường giám sát lĩnh vực tiền số nhằm ngăn nguy cơ gây bất ổn tài chính.


Ngân hàng trung ương Anh kêu gọi toàn cầu siết chặt quản lý tiền số - Ảnh 1.

Trụ sở Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) tại thủ đô London. Ảnh: AFP/ TTXVN

Đây là kết luận của Ủy ban chính sách tài chính (FPC) thuộc BoE trong một báo cáo quan trọng về lĩnh vực dễ biến động này.

Theo báo cáo, giá trị các loại tiền số tăng gấp 10 lần trong thời gian từ đầu năm 2020 đến cuối năm 2021 và chiếm 0,4% các tài sản tài chính toàn cầu. Hiện thị trường tiền số đạt giá trị 1.700 tỷ USD.

Cơ quan giám sát trên nhận định những nguy cơ bất ổn tài chính sẽ gia tăng khi các loại tiền số trở nên gắn kết hơn với các thị trường và thể chế tài chính có hệ thống.

Dù lĩnh vực tiền số phát triển nhanh chóng, FPC tin rằng tài sản điện tử và các nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) hiện gây ra ít rủi ro trực tiếp đối với sự ổn định của hệ thống tài chính Anh.

FPC cho biết những rủi ro mang tính hệ thống do thị trường tiền số gây ra khác so với những nguy cơ mà các nhà đầu tư bán lẻ từng gặp phải.

Cơ quan quản lý tài chính (FCA), phụ trách giám sát các thị trường của Anh, cũng ngày càng lo ngại về lĩnh vực tiền số trong hoạt động kinh doanh bán lẻ. Theo kết quả cuộc thăm dò do chính phủ tổ chức hồi tháng 1 năm nay, 9% những người sống tại Anh sở hữu tiền số, gần gấp đôi so với tỷ lệ cách đây 1 năm.

Giới chức và chuyên gia quan ngại tác động của tiền số khi lĩnh vực này phát triển nở rộ và được chấp nhận. Trong báo cáo, FPC tuyên bố sẽ khuyến khích các cơ quan quản lý trong và ngoài nước phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong nỗ lực giảm nhẹ các rủi ro từ các thị trường tiền số.

FPC đề xuất các tài sản điện tử có chức năng tương tự như các công cụ tài chính truyền thống nên cũng cần được áp dụng các tiêu chuẩn tương đương.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu QCG đã tăng phi mã tới 89%, từ mức 9.160 đồng/CP lên tới 17.350 đồng/CP. Như vậy, chỉ trong 1 tháng, tài sản của gia đình Cường Đô La đã tăng gần 1.360 tỷ đồng, lên hơn 2.880 tỷ đồng.

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Sát giờ nghỉ trưa, VN-Index có thời điểm giảm sâu tới hơn 23 điểm khi lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện.

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết, quý I/2024, kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 2,869 tỷ USD, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 35,4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của kiều hối trong 3 năm gần đây.

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (19/4) đã đảo chiều tăng trở lại do lo ngại rủi ro địa chính trị, nhà đầu tư cũng tăng nhu cầu trú ẩn với vàng.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Ngành thép kỳ vọng đi vào hồi phục từ năm 2024 nhờ sự ấm dần lên của ngành bất động sản và đẩy mạnh đầu tư công. Từ đó, SHS đặt giá mục tiêu của HPG là 34.300 đồng trong vòng 12 tháng tới, tiềm năng tăng giá 21% (giá hiện tại của cổ phiếu này là 28.000 đồng).

Thị phần môi giới chiếm 9,32%, công ty của ông Nguyễn Duy Hưng báo lãi quý I tăng 53%

Thị phần môi giới chiếm 9,32%, công ty của ông Nguyễn Duy Hưng báo lãi quý I tăng 53%

SSI ước doanh thu hợp nhất đạt 2.022 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 945 tỷ đồng, tương ứng tăng 36% và 53% so với quý I/2023.