Báo cáo thị trường bất động sản thị trường TP.HCM quý 3/2022 của Savills Việt Nam cho thấy, thanh khoản chung cư tại TP.HCM đang không có nhiều chuyển biến tích cực.
Theo đó, nguồn cung sơ cấp căn hộ chung cư quý 3 của thị trường bất động sản chỉ đạt 6.600 căn (giảm 51% theo quý). Trong đó, nguồn cung mới chỉ có 2.270 căn, (chiếm 34% nguồn cung sơ cấp), còn lại là nguồn cung của 4 dự án giai đoạn tiếp theo tính ra nguồn cung mới đã giảm 82% theo quý.
Lượng giao dịch căn hộ trong quý 3/2022 đã giảm 89%, xuống còn hơn 990 căn và tỷ lệ hấp thụ giảm 54 điểm phần trăm theo quý, thấp nhất kể từ năm 2019. Theo Savills Việt Nam, các dự án mới có tỷ lệ hấp thụ 35% do giá cao; hơn 60% nguồn cung mới có giá hơn 11 tỷ đồng/căn.
Savills Việt Nam cho biết, giá sơ cấp đạt mức cao mới với hơn 124 triệu đồng/m2. Giai đoạn tiếp theo của các dự án hiện hữu có mức giá tăng 10% đối với các căn mới. Khi so sánh giá bán sơ cấp và thứ cấp trên mỗi m2 của các căn hộ cùng hạng và quận, các căn hộ hạng B có giá thứ cấp thấp hơn so với căn hộ sơ cấp khoảng 35% và ở căn hạng C mức chênh lệch này là lên tới 60%.
Khảo sát của Savills Việt Nam về thị trường thứ cấp cho thấy chênh lệch giữa giá sơ cấp và thứ cấp nhìn chung cao hơn ở các quận được quy hoạch tốt và đô thị hóa cao. Trong quý 3/2022, giá thứ cấp giảm ở quận 1, 3 và TP.Thủ Đức nhưng lại tăng ở mức tăng thấp ở các quận khác. Điều này phản ánh rằng chủ nhà và nhà đầu tư đã hạ thấp kỳ vọng của họ và có cơ hội cho những người tìm mua bất động sản
Chia sẻ về lý do khiến thanh khoản chung cư tại TP.HCM liên tục sụt giảm, ông Võ Hồng Thắng - Phó Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển (R&D) DKRA Việt Nam cho biết do ảnh hưởng không nới "room" tín dụng của các ngân hàng cũng các nút thắt pháp lý chưa được tháo gỡ là nguyên nhân chính. Nhìn chung, không chỉ phân khúc chung cư mà bức tranh toàn cảnh thị trường bất động sản TP.HCM đang tê liệt cục bộ.
Bà Võ Thị Khánh Trang - Phó Giám đốc bộ phận Nghiên cứu trị trường Savills TP.HCM cho biết, việc tăng lãi suất vào cuối quý 3/2022 và dòng vốn tín dụng hạn chế sẽ thách thức các chủ đầu tư và người mua. Khả năng áp thuế đối với người mua có nhiều bất động sản có thể làm giảm đầu cơ và hướng tới người mua để ở.
Giá sơ cấp tại TP.HCM tăng có thể đẩy nhu cầu sang các tỉnh lân cận như Bình Dương. Các chủ đầu tư đã đưa ra các chính sách ưu đãi để thúc đẩy nguồn cầu, bao gồm chính sách cho thuê lại, tặng kèm gói nội thất, voucher du lịch và chiết khấu cho khách hàng thân thiết.
Chuyên gia Savills Việt Nam cho rằng trong 9 tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản TP.HCM đã cho thấy những tín hiệu phát triển tích cực, bất chấp những rủi ro từ lạm phát và chi phí gia tăng. Tuy nhiên, hạn chế tín dụng gây không ít khó khăn cho người mua nhà, dẫn đến khả năng chi trả bị ảnh hưởng đáng kể. Thanh khoản thị trường giảm, giá sơ cấp tăng đã làm giảm lượng giao dịch.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết trong bối cảnh thị trường đang lao dốc nhiều phân khúc vì điểm nghẽn tín dụng, HoREA đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý nhưng bảo đảm tăng cường giám sát, không buông lỏng thị trường nhà đất, làm thế nào để tiếp cận được tín dụng một cách thuận lợi hơn.
Theo đó, trong bối cảnh thị trường TP.HCM chững lại, nguồn cung căn hộ sụt giảm, nhiều nhà đầu tư đang dịch chuyển về các vùng giáp ranh. Trong lúc thị trường TP.HCM "ảm đạm" thì khu vực giáp ranh lại khá nhộn nhịp với hàng loạt dự án sắp được ra mắt, dự báo cung cứng ra thị trường hàng ngàn căn hộ.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc