Nhà ở Mường Ca Da được thiết kế cho một gia đình có bốn thành viên, là con cháu người Thái sống lâu đời ở miền tây tỉnh Thanh Hóa.
Kiến trúc sư Hà Đức Cương (Cuong.buildingworkshop) đã dung hòa một ngôi nhà hiện đại nhưng vẫn lưu giữ được chữ viết cổ của người Thái. Từ đó, kiến trúc sư biến nó thành một không gian văn hóa bảo tồn được hệ thống chữ viết cổ của họ.
Công trình kiến trúc này có thể truyền tải được những thông điệp văn hóa mang nhiều ý nghĩa cho thế hệ hiện tại và cả thế hệ tương lai sau này.
Lý giải về tên công trình, kiến trúc sư cho biết, Mường Ca Da là tên gọi cũ của huyện Quan Hóa trong tiếng Thái của người Thái. Ngày xưa, khu vực miền tây Thanh Hóa được chia thành hơn 30 mường lớn nhỏ, trong đó mường Ca Da là một trong những mường thịnh vượng nhất.
Với những mục tiêu đó, kiến trúc sư tạo ra một bố cục mặt bằng quay quanh một sân trong để kết nối ba thế hệ với nhau, cũng là nơi để diễn ra các hoạt động chung của đại gia đình.
Trong đó, bếp và phòng khách là nơi có sự kết nối trực tiếp với khoảng sân trong. Khoảng sân này là nơi dành riêng cho các thành viên cho gia đình và là nơi trân trọng các giá trị văn hóa của người Thái.
Trong số các chức năng của ngôi nhà thì gian bếp có vai trò trung tâm. Các thành viên trong gia đình sẽ tương tác với nhau nhiều hơn nhờ bố cục bếp đảo, người nấu hướng về phía bàn ăn thay vì quay mặt về phía tường.
Điểm nhấn tại không gian này là các kí tự trong chữ viết cổ cũng được nhắc lại trên thành bếp: hai chữ nguyên âm “ie” và “a” đại diện cho tên của người cha và người mẹ được khắc lên bề mặt hoàn thiện của căn bếp.
Thông qua công trình này, kiến trúc sư chia sẻ: "Chúng tôi muốn sử dụng kiến trúc để truyền tải những thông điệp văn hóa. Mong muốn chủ nhà trân trọng những giá trị truyền thống của người Thái, đặc biệt là tiếng nói và chữ viết.
Tiếng nói và chữ viết sẽ lưu truyền cho các thế hệ sau này, cho dù có những biến cố của thời cuộc, ngôi nhà sẽ tồn tại lâu hơn cả một đời người."
Báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn bất động sản quốc tế Knight Frank nêu bật: Việt Nam là một thị trường bất động sản trọng điểm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và khối ngoại đang chú ý nhiều đến Việt Nam
Lãnh đạo TP.HCM vừa hủy quyết định duyệt dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), tức phương thức đối tác công tư, để chuyển sang đầu tư công.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.