Sự việc UBND huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) huỷ bỏ kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đối với 12 lô đất ven biển tại khu dân cư Mũi Lò Vôi, do người trúng đấu giá từ chối và không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Bởi lẽ, hồi tháng 3 năm nay, trong giai đoạn sốt đất, địa phương này đã tổ chức đấu giá 50 lô đất giáp biển tại khu dân cư Mũi Lò Vôi, với giá khởi điểm là hơn 103 tỷ đồng. Kết quả, 49 lô đất đã được đấu với giá đấu trúng hơn 104 tỷ đồng. Số tiền đấu trúng so với giá khởi điểm cao hơn 3,2 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, đây không phải là địa phương duy nhất tại Quảng Trị xuất hiện tình trạng các nhà đầu tư bỏ cọc sau đấu giá. Bởi cũng hồi tháng 3, UBND huyện Gio Linh tổ chức đấu giá 46 lô đất với tổng diện tích 14.208,8 m2, thuộc công trình “Phát triển điểm dân cư xã Gio Hòa” (nay là xã Gio Sơn, huyện Gio Linh).
Trong đó, thôn Đại Đồng Nhất có 28 thửa và thôn Trí Tiến 18 thửa. Tổng số tiền đấu giá của 46 lô đất này hơn 62,3 tỷ đồng. Nhiều lô đất trong có giá đấu cao gấp 4 lần so với giá khởi điểm.
Nhưng đến ngày đóng tiền chỉ có 5/46 khách hàng nộp đủ tiền cho 5 lô đất. Việc này khiến UBND huyện Gio Linh phải ra quyết định hủy kết quả trúng đấu giá đối với 41 lô đất còn lại.
Sau khi đấu giá đất ở mức giá cao vút thời kì sốt đất, nhiều nhà đầu tư lũ lượt "quay xe" khiến chính quyền địa phương phải ngậm ngùi hủy kết quả của cả phiên đấu. (Ảnh minh họa) |
Không chỉ Quảng Trị, hồi cuối tháng 4, UBND thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) cũng phải ra quyết định hủy bỏ kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với ba lô đất ở địa phương này. Nguyên nhân là do nhà đầu tư chậm nộp tiền sử dụng đất theo quy định.
Trước đó, UBND huyện miền núi Yên Thế (Bắc Giang) cũng phải huỷ kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất tại thị trấn Phồn Xương, đối với 5 trường hợp có tổng số tiền đặt cọc là hơn 1 tỷ đồng. Được biết, các lô đất bị bỏ cọc hầu hết đều có giá trúng cao, trong đó đắt nhất là lô LK1.1, diện tích hơn 130 m2, giá khởi điểm gần 4 tỷ đồng, giá trúng gần 8,7 tỷ đồng.
Còn ông Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bắc Giang cho biết, giai đoạn hai năm 2020 - 2021, địa phương có hơn 1.470 lô đất bị bỏ cọc. Trong đó, chênh lệch giữa giá trúng đấu giá và giá khởi điểm tại các lô đất đều rất cao.
Trong khi đó, tại Nghệ An, nhiều nhà đầu tư cũng tuyên bố chấp nhận bỏ cọc số tiền không hề nhỏ dù đã được công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất…
Liên quan đến tình trạng bỏ cọc trong đấu giá đất, nhiều chuyên gia bày tỏ, có thể việc đấu giá đất cao rồi bỏ cọc là chiêu thức của nhà đầu tư, để “thổi giá” của các lô đất xung quanh khu vực đấu giá, mà họ đã mua trước đó. Vì thế, khi họ bán được đất xung quanh rồi thì bỏ luôn tiền cọc ở lô đấu trúng.
Trong khi đó, nhiều người khác nhận định, giá trị đất tăng thực chất là không đáng kể, chủ yếu vẫn là do "cò" thổi giá, tạo nên những cơn “sốt ảo” trong thời gian ngắn để mua đi bán lại kiếm lời.
Trước những bất cập của việc bỏ cọc trong đấu giá đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất, bổ sung loạt quy định về đấu giá quyền sử dụng đất, nhằm hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để đầu cơ, thổi giá.
Trong đó, quy định rõ việc xử phạt đối với trường hợp tự ý bỏ cọc khi tham gia đấu giá tại dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tham mưu Chính phủ về việc xử phạt nặng với người có hành vi bỏ cọc trong đấu giá đất. |
Theo dự thảo quy định, trường hợp người tham gia đấu giá tự ý hủy kết quả trúng đấu giá không có lý do chính đáng, ngoài tiền đặt trước, người tham gia đấu giá phải nộp khoản tiền tương đương 50% giá trị quyền sử dụng đất trúng đấu giá và các chi phí đấu giá vào tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Trường hợp người tham gia đấu giá tự ý bỏ khoản tiền đặt trước và từ chối tham gia đấu giá thì trong thời gian 5 năm không được tham gia đấu giá quyền sử dụng đất. Người trúng đấu giá không đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa thì Nhà nước sẽ thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai và không bồi thường…
Theo Tiền Phong
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc