Nhật Bản thâm hụt thương mại cao thứ hai từ trước đến nay
Khánh Ly
18/06/2022 1:00 PM (GMT+7)
Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, thâm hụt thương mại trong tháng Năm đã tăng mạnh so với mức thâm hụt 839,2 tỷ yen của tháng trước, và cũng là mức cao thứ hai sau mức thâm hụt 2.800 tỷ yen tháng 1/2014.
Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 16/6 cho biết nước này đã ghi nhận thâm hụt thương mại 2.380 tỷ yen (tương đương 17,7 tỷ USD) trong tháng Năm, mức cao thứ hai từ trước đến nay. Đây là tháng thứ 10 liên tiếp Nhật Bản thâm hụt thương mại chủ yếu do giá hàng hóa tăng cao.
Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, thâm hụt thương mại trong tháng Năm đã tăng mạnh so với mức thâm hụt 839,2 tỷ yen của tháng trước, và cũng là mức cao thứ hai sau mức thâm hụt 2.800 tỷ yen được ghi nhận hồi tháng 1/2014.
Kim ngạch nhập khẩu trong tháng Năm vừa qua tăng 48,9% lên 9.640 tỷ yen, đánh dấu tháng thứ ba phá vỡ mức cao kỷ lục, trong khi kim ngạch xuất khẩu tăng 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 7.250 tỷ yen, đánh dấu tháng tăng thứ 15 liên tiếp.
Các quan chức Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết xuất khẩu của nước này tăng nhờ nhu cầu sắt, thép, các sản phẩm nhiên liệu tinh chế, trong đó có dầu nhiên liệu xuất sang Singapore và các sản phẩm linh kiện bán dẫn. Trong khi đó, nhập khẩu được thúc đẩy do giá các nguồn năng lượng cao hơn, như giá dầu từ Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), than đá từ Australia và khí tự nhiên hóa lỏng từ Australia và Malaysia.
Ông Kazuma Kishikawa, chuyên gia kinh tế của Viện nghiên cứu Daiwa cho rằng sự gián đoạn chuỗi cung ứng do các biện pháp phòng dịch COVID-19 vẫn đang được áp dụng ở nhiều nước như Trung Quốc đang cản trở các công ty xuất khẩu gia tăng sản lượng.
Ông cho rằng nếu tình trạng căng thẳng nguồn cung được xoa dịu, thâm hụt thương mại của Nhật Bản sẽ được thu hẹp.
Các nhà điều hành du lịch Thái Lan lo ngại họ sẽ mất vị thế là điểm đến hàng đầu Đông Nam Á sang tay Việt Nam trong vài năm tới - tờ Bangkok Post cho biết
UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh; giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính; giảm ít nhất 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng 4 đã đồng loạt đạt mức cao nhất kể từ sau đại dịch Covid-19, Reuters đưa tin ngày 7/5.
Ngành hàng không đang có tín hiệu tăng trưởng tích cực nhờ hưởng lợi từ làn sóng phục hồi du lịch. Hiện tại, các hãng đang đẩy mạnh khai thác mạng bay quốc tế.
Một số hãng hàng không châu Á cho biết hôm thứ Tư 7/5 rằng họ đang định tuyến lại hoặc hủy các chuyến bay đến và đi từ châu Âu do giao tranh giữa Ấn Độ và Pakistan.
Các quan chức thương mại hàng đầu của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ gặp gỡ những người đồng cấp Trung Quốc trong tuần này để thảo luận về việc hạ nhiệt cuộc chiến thương mại. Tương lai của nền kinh tế toàn cầu đang phụ thuộc vào thành công đàm phán.
Các nhà điều hành du lịch Thái Lan lo ngại họ sẽ mất vị thế là điểm đến hàng đầu Đông Nam Á sang tay Việt Nam trong vài năm tới - tờ Bangkok Post cho biết
UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh; giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính; giảm ít nhất 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng 4 đã đồng loạt đạt mức cao nhất kể từ sau đại dịch Covid-19, Reuters đưa tin ngày 7/5.
Ngành hàng không đang có tín hiệu tăng trưởng tích cực nhờ hưởng lợi từ làn sóng phục hồi du lịch. Hiện tại, các hãng đang đẩy mạnh khai thác mạng bay quốc tế.
Một số hãng hàng không châu Á cho biết hôm thứ Tư 7/5 rằng họ đang định tuyến lại hoặc hủy các chuyến bay đến và đi từ châu Âu do giao tranh giữa Ấn Độ và Pakistan.
Các quan chức thương mại hàng đầu của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ gặp gỡ những người đồng cấp Trung Quốc trong tuần này để thảo luận về việc hạ nhiệt cuộc chiến thương mại. Tương lai của nền kinh tế toàn cầu đang phụ thuộc vào thành công đàm phán.